Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về Lục Vân Tiên

Cảm nhận về Lục Vân Tiên được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cảm nhận về Lục Vân Tiên

Được coi là “Truyện Kiều” của nhân dân Nam Bộ, “Lục Vân Tiên” là tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, Lục Vân Tiên là hình tượng tuyệt đẹp được xây dựng thông qua các hình tượng nhân vật quen thuộc của thơ Nôm truyền thống.

Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu, hôn nhân… Nhà văn rất mực yêu mến, dành nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên để ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Vậy là chân dung của Lục Vân Tiên được khắc họa rõ nét qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Lục Vân Tiên hiện lên trước hết là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Phẩm chất anh hùng được thể hiện qua hành động trượng nghĩa khi gặp phải chuyện bất bình

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô”

Một người trong tay không có khí giới lại đơn độc vần "bẻ cây làm gậy" xông vào đánh bọn cướp. Chỉ riêng điều đó đã nghĩa hiệp lắm rồi. Vân Tiên không hề đắn đo, tính toán. Người khác chắc phải nghĩ ngợi suy tính trước khi hành động. Nên nhớ là chàng đang đi thi. Công danh phú quý đang đợi chàng ở phía trước. Lại nữa bọn cướp rất đông, ai ai cũng đều khiếp sợ chúng. Thế mà chàng quyết định một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ hành động vì việc nghĩa đã trở thành bản chất tốt đẹp của chàng

Gặp bọn cướp, Lục Vân Tiên mắng ngay vào mặt chúng:

“Kêu rằng: Bớ đản hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân."

Lời mắng của chàng càng chứng minh cụ thể hơn tính cách nghĩa hiệp ấy. “Hại dân” là việc làm bất nghĩa. Vì dân diệt trữ lũ "hại dân" là việc làm nhân nghĩa. Chính nhận thức được điều đó mà Lục Vân Tiên đã "tả đột hữu xông":

“Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang"

Hình ảnh Vân Tiên được nhà thơ so sánh với Triệu Tử Long là một hổ tướng ở Trung Quốc. Đó là vẻ đẹp của một dũng tướng có tài của bậc anh hùng, có tâm của người vị nghĩa sẵn sàng bênh vực kẻ yếu chiến thắng cái ác. Giọng thơ hùng tráng vang lên diễn tả một trận đánh cướp đầy kịch tính.

Trận đánh kết thúc nhanh, gọn, bất ngờ, thắng lợi ngoạn mục, giòn giã như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồ ộp thì toán cướp đã bị đánh cho tan giã.

Không chỉ là người tài năng, có tấm lòng vị nghĩa Lục Vân Tiên còn là con người từ tâm, nhân hậu: chính trực, hào hiệp, khuôn phép, mẫu mực. Sau khi đánh cướp, Vân Tiên chưa vội bỏ đi. Nghe tiếng khóc than vọng ra từ bên trong xe, chàng động lòng trắc ẩn. Nguyễn Đình Chiểu khi đó sử dụng triệt để hình thức hỏi - đáp để nhân vật bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, quan niệm, đạo đức, tính cách và lối sống.Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người,chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, chàng tìm cách an ủi ân cần hỏi thăm:

“Hỏi: ai than khóc ở trong xe này”

(…)Vân Tiên nghe nói động lòng,

Đáp rằng:"Ta đã trừ dòng lâu la 

Ngôn ngữ, nói năng của Vân Tiên hết mực từ tốn, giản dị, giọng điệu ân cần, nồng hậu. Để người bị hại nhanh chóng hồi tâm, chàng đã hỏi thăm ngọn nguồn:

“Tiểu thư con gái nhà ai

Đi đâu đến nỗi mang tai bất kì”

Những lời động viên,an ủi, hỏi han ấy nói với chúng ta về tấm lòng chàng từ tâm, nhân hậu. Không xuất phát từ khát khao lập công danh như những nhà Nho thuở trước, hành động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Vân Tiên khởi sinh từ lòng yêu thương. Lòng yêu thương con người quả là thứ tình cảm đẹp, cội nguồn, gốc rễ của bao nhiêu tình cảm cao quý khác.

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Tiểu thơ con gái nhà ai.

Đi đâu đến nổi mang tai bất kỳ.

Chẳng hay tên họ là chi?

Khuê môn phận gái việc gì đến đây?

Trước sau chưa hãn dạ này,

Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?"

Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên còn được biểu hiện qua cử chỉ từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga - người mà chàng đã cứu thoát khỏi tay bọn cướp, Nguyệt Nga rất biết ơn chàng. Nàng muốn tạ ơn để đáp lại hành động nghĩa hiệp của chàng:

“Hà Khê qua đó cũng gần,

Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.

Gặp đây đang lúc giữa đàng,

Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.

Tưởng câu báo đức thù công;

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga rất phù hợp với đạo lí. Người chịu ơn bao giờ cũng mong muốn được trả ơn. Đó là tấm lòng thành của nàng. Nhưng “Vân Tiên nghe nói liền cười”. Nụ cười của chàng thật vô tư, hồn nhiên. Và chúng ta hãy nghe chàng giải thích:

“Làm ơn há để trông người trả ơn.

Nay đã rõ đặng nguồn cơn.

Nào ai đã tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

Nếu làm ơn mà trông người khác hoặc buộc người khác trả ơn theo Lục Vân Tiên thì không phải là con người nghĩa hiệp. Chàng không chấp nhận những kẻ như vậy. Chàng hành động không phải để được đền đáp. Việc từ chối sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga càng tô đẹp thêm con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Chàng vốn trọng nghĩa khinh tài. Cử chỉ ấy của chàng càng làm cho chúng ta thêm khâm phục và yêu mến. Quan niệm của chàng cũng chính là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. Sách xưa nói: “kiến ngãi bất vi vô dũng giã” Lục Vân Tiên coi đó là phương châm sống của chàng. Vì thế thấy việc nghĩa chàng không hề đắn đo, cân nhắc đã lao vào đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, mang lại cuộc sống bình yên cho dân lành.

Có thể nói qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khá đầy đủ chân dung người anh hùng lí tưởng. Lục Vân Tiên là con người nghĩa hiệp mà hành động một mình với chiếc gậy thô sơ, đã đánh tan bọn cướp Phong Lai là một minh chứng. Hình ảnh Lục Vân Tiên sống mãi trong lòng người dân Việt Nam qua các thế hệ như một tấm gương về tính cách nghĩa hiệp của chàng

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cảm nhận về Lục Vân Tiên. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Soái ca
    Soái ca

    👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 27/05/22
    • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
      ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

      🖐

      Thích Phản hồi 27/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm