Cách xác định phương thức biểu đạt

Cách xác định phương thức biểu đạt tổng hợp phần lý thuyết quan trọng về 6 phương thức biểu đạt, giúp các em dễ dàng nhận biết và vận dụng làm bài tập liên quan hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cách xác định phương thức biểu đạt

Lời giải:

Có 6 phương thức biểu đạt là Tự sự, Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

I. Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là cách thức đơn giản sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu để từ đó biểu đạt thái độ, tình cảm và ý nghĩa nào đó. Thông qua các phương thức biểu đạt đó để truyền tải thông điệp, giúp người đọc và người nghe hiểu rõ ràng nhất. Bởi mỗi chúng ta đều mong muốn người khác có thể hiểu đúng và đầy đủ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

1. Phương thức biểu đạt tự sự

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ (khi muốn kể sự việc )

Ví dụ:

“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép.

+ Có nhân vật : dì ghẻ, Tấm, Cám.

+ Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em

+ Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám

+ Có các câu trần thuật

2. Phương thức biểu đạt miêu tả

Phương thức miêu tả sử dụng ngôn ngữ khiến người đọc và người nghe có thể hình dung sự vật, sự việc được nói đến. Thông qua cách miêu tả từ đó người nghe và người đọc sẽ hình dung sự việc, sự vật như đang hiện ra trước mắt.

Phương thức miêu tả cũng không chỉ hướng thứ bên ngoài mà còn lột tả được thế giới nội tâm bên trong.

Các phương thức biểu đạt trong văn học miêu tả: được thể hiện qua các câu văn, các câu thơ nhằm tái hiện hình dáng, màu sắc, diện mạo, màu sắc… của người và sự vật. Văn miêu tả thường thấy trong tả người, tả cảnh, tả tình… Trong văn miêu tả sử dụng linh hoạt tính từ, động từ hoặc các biện pháp tu từ.

Các loại văn về tả người, tả phong cảnh, hay bút ký, thơ ca thường xuất hiện ở trong phương thức biểu đạt này.

Ví dụ: “…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”

(Trích Tùy bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

3. Phương thức biểu đạt biểu cảm

Biểu cảm là phương thức lồng ghép từ đó thể hiện cảm xúc của người nói và người nghe về thế giới xung quanh ta. Mục đích của phương thức này khiến cho ta khi đọc cảm thấy cảm động, rung động và đồng cảm với cảm xúc của người nói hay người viết.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của các nhân vật trữ tình. Lưu ý: biểu cảm ở đây là cảm xúc của người viết chứ không hẳn là toàn bộ cảm xúc của nhân vật trong truyện.

Ví dụ:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

Câu ca dao trên miêu tả cảm xúc nhớ nhung của một người đang yêu.

Lưu ý: các em có thể nhầm lẫn với phương thức tự sự trong đoạn văn sau

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”

Đây là đoạn mở đầu truyện Chí Phèo của Nam cao, các em học sinh khối 10 chưa được học. Nội dung đoạn văn trên miêu tả hành động Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Có những câu miêu tả cảm xúc của Chí Phèo, nhưng các em đừng nhầm lẫn với phương thức biểu cảm.

Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại->> phương thức tự sự.

Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!->> câu này lại dùng phương thức biểu cảm, nhà văn nhập thân vào Chí Phèo để bộc lộ cảm xúc, nói hộ cảm xúc của nhân vật.

4. Phương thức biểu đạt thuyết minh

Thuyết mình là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút: có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.

Ví dụ:

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan đã được người phương Đông tôn là «loài hoa vương giả» (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là «nữ hoàng của các loài hoa»

Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục ….

(Trích trong SGK Ngữ văn lớp 10)

Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.

5. Phương thức biểu đạt nghị luận

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút: có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.

Ví dụ:

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan đã được người phương Đông tôn là «loài hoa vương giả» (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là «nữ hoàng của các loài hoa»

Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục ….

(Trích trong SGK Ngữ văn lớp 10)

Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.

- Vấn đề, quan điểm cần đưa ra bàn luận, phân tích.

- Các luận điểm, luận cứ để từ đó phân tích, chứng minh, giải thích và bình luận…

Ví dụ: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

6. Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

Phương thức hành chính – công thường mang tính trịnh trọng, có độ chính xác cao. Những văn bản hành chính – công chỉ đơn thuần nhằm thông báo, cam kết và yêu cầu tuân thủ các quy định.

Các phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, các quốc gia với nhau…

Một số văn bản thường gặp trong phương thức hành chính – công là: giấy xin phép nghỉ học, hợp đồng lao động… Đây là những văn bản hành chính – công mà chúng ta thường gặp hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: Trong các văn bản thể hiện phương thức biểu đạt này thường sẽ có những thành phần như:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ;

+ Ngày, tháng, năm lập văn bản;

+ Thông tin của người ra văn bản;

+ Thông tin của đơn vị/cá nhân nhận văn bản;

+ Nội dung của văn bản;

+ Chữ ký của người làm văn bản.

Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ về các phương thức biểu đạt , đồng thời biết cách phân biệt và vận dụng vào các bài văn để làm bài thi thật tốt.

II. Bài tập về xác định phương thức biểu đạt

Ví dụ 1: Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”

Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn nạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.

Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.

Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này.

(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)

Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Trả lời: Phương thức chủ yếu: thuyết minh – tự sự

Ví dụ 2: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Trả lời: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận

Ví dụ 3: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”

(Nanomic.com.vn)

Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Trả lời: Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh

Ví dụ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả

Ví dụ 5: “Hắn về lần này trông khác hn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

(Chí Phèo– Nam Cao)

Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?

Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả, biểu cảm

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách xác định phương thức biểu đạt. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
4 11.979
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo Ú
    Heo Ú

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 27/05/22
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      😝😝😝😝😝😝😝😝😝😝

      Thích Phản hồi 27/05/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm