Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới?”

  1. Thế Lữ
  2. Lưu Trọng Lư
  3. Xuân Diệu

Trả lời:

Đáp án đúng C. Xuân Diệu

1. Tiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu (2/2/1916 - 18/12/1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh Trảo Nha, quê tại làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh tại quê mẹ ở xã Hòa Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nơi cha ông là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Ông sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi (1927) thì xuống học ở Quy Nhơn. Năm 1936 - 1937, ông học và tốt nghiệp tú tài ở Huế. Năm 1937, Xuân Diệu sau ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, trong thời gian 1938 - 1940 ông là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn và cùng Huy Cận ở gác 40 Hàng Than.

Năm 1940, ông vào Mỹ Tho làm Tham tá thương chánh. Năm 1942, ông quay lại Hà Nội làm nghề viết văn. Năm 1944, ông tham gia Việt Minh rồi tham gia kháng chiến, di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Sau hòa bình, ông về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

2. Phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu là một trong những cái tên có sức hút mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới lúc bấy giờ, tâm hồn ông mặc một chiếc áo quá chật so với hồn thời đại và nhà thơ luôn tìm cách thoát ra khỏi sự ngột ngạt ấy bằng những vần thơ của mình.

Đánh giá về những thi phẩm của Xuân Diệu, các nhà phê bình nhận định rằng thơ ca của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Pháp và luôn ám ảnh bởi bước đi của thời gian, đối với Xuân Diệu, không có điều gì tồn tại vĩnh cửu trên đời và đó cũng là lý do mà những cuộc chia ly luôn xuất hiện nhiều trong thơ ông với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Đối với ông, tình yêu là mục đích của cuộc sống và vì thế, thơ ca Xuân Diệu luôn gắn liền với chữ tình, tâm hồn nhà thơ dạt dào cái mê luyến của tình và yêu thương đã dần trở thành động lực lớn đối với ông.

Cái sắc thái riêng trong mỗi vần thơ mà Xuân Diệu chắp bút đã quyện nên âm hưởng đặc biệt của riêng ông, ấy là một giai điệu rạo rực sức sống của kẻ có khát khao mãnh liệt với đời, nó sẽ mãi mãi đồng vọng tháng năm.

3. Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu

Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ, nhưng một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu gồm các tập thơ Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu

Thơ:

  • Thơ thơ (46 bài)
  • Gửi hương cho gió (51 bài)
  • Ngôi sao (1954, 41 bài)
  • Hội nghị non sông (1946)
  • Riêng chung (1960, 49 bài)
  • Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962)
  • Một khối hồng (1964)
  • Tôi giàu đôi mắt (1970)
  • Thanh ca (1982)

Văn xuôi:

  • Phấn thông vàng (1939)
  • Trường ca (1945)
  • Việt Nam nghìn dặm

Tiểu luận phê bình:

  • Thanh niên với quốc dân
  • Tiếng thơ
  • Ba thi hào dân tộc.
  • Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm.

4. “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

- Thế nào là “nhà thơ mới"? Đó là các nhà thơ hiện đại của thời đại thi ca mới (1932 - 1941) lấy cái tôi - cảm xúc của mình làm cảm hứng sáng tác, đối lập với các nhà thơ trung đại của thời đại thi ca cũ thường chỉ viết theo cái ta - đạo lí của xã hội phong kiến.

- Xuân Diệu “mới nhất trong các nhà thơ mới" có nghĩa là "cái tôi" của nhà thơ bùng nổ mãnh liệt, phát triển ở độ cao và đem đến nhiều cái mới nhất cho thơ để thành một gương mặt tiêu biểu, một đỉnh cao của thơ mới thời này.

- Cái mới về nội dung cảm xúc thơ:

+ Thơ ông là tiếng nói cá nhân tự ý thức. Cái tôi trong thơ ông rất cô đơn, luôn ám ảnh bởi thời gian trôi chảy nên khao khát giao cảm với đời. Một trong những cách giao cảm với đời đó là tình yêu, nên đặc sản của thơ Xuân Diệu là tình yêu, bởi tình yêu là một nhịp cầu giao cảm tuyệt vời nhất. Và một cách giao cảm khác đó là cái tôi của ông tương ứng, vang hưởng cùng với sự tương ứng, vang hưởng cùng với mọi hiện tượng sự vật trong trời đất và con người trong cuộc sống.

+ Tình yêu theo quan niệm của Xuân Diệu là sự giao hòa, giao cảm giữa thể sáng và linh hồn của hai cá thể. Vì thế vũ trụ trong thơ ông là vũ trụ xuân và tình. Thơ ông không lơ lửng ở trên không mà đặt nền móng rất vững, rất sâu trên mảnh đất trần gian.

+ Ông cũng thể hiện trong thơ tư tưởng nhân sinh mới mẻ, tạo một bước phát triển hơn về tư tưởng nhân văn trong văn học dân tộc. Đó là ý nghĩa và giá trị một đời người không ở chỗ sống dài hay sống ngắn mà ở chất lượng sống mà chất lượng sống cao nhất là tuổi trẻ và tình yêu là phẩm chất, năng lượng của tuổi trẻ.

- Cái mới trong sự cách tân nghệ thuật của thơ mới:

Với ông, làm thơ là thả một chiếc lá thơ vào dòng thời gian để bất tử hóa chính mình, vì thơ là năng lực siêu việt thời gian. Thơ là sản xuất cá thể với cảm xúc mới nên "ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay" (Hoài Thanh).

+ Thiên nhiên trong thơ ông bao giờ cũng được cảm nhận bằng ánh mắt phong tình ái ân. Thiên nhiên được tái tạo bằng bút pháp mỹ nhân hóa.

+ Ông hoa động cả 5 giác quan để khám phá và miêu tả sự vật bằng tất cả những biển thái tinh vi nhất.

+ Cách đặt câu, dùng câu trong thơ ông rất mới, rất Tây.

- Cái mới trong sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây: Nhà thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp và đã tìm đến những cách diễn đạt mới lạ, đổi mới ngôn ngữ.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo con ngốc nghếch
    Heo con ngốc nghếch

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 04/06/22
    • Bảnh
      Bảnh

      hay thật đó

      Thích Phản hồi 04/06/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm