Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm?

Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm

Trả lời:

Bếp Hoàng Cầm ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra, khi nấu ăn tránh máy bay phát hiện.

Hình ảnh bếp Hoàng Cầm trong thơ Phạm Tiến Duật gợi lên tình cảm thắm thiết như ruột thịt của những người lính.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm”, “chung bát đũa”, “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.

Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà.

Tác giả đưa ra cách định nghĩa thật thú vị về gia đình, vừa hài hước, tếu táo lại tình cảm sâu lắng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau hơn trong những cái chung: chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm.

Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" lại thể hiện sự gắn bó thân thiết của Phạm Tiến Duật trong suốt những năm kháng chiến chống Mĩ. Bởi nếu không phải người lính, người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường thì sẽ không hiểu thấu những gian khổ hi sinh và biết được đến hình ảnh bếp Hoàng Cầm. "Bếp Hoàng Cầm" là loại bếp dã chiến, có 3 chân kiềng, có thể mang theo bên mình một cách tiện lợi, khi nấu không tạo ra khói. Bếp này có thể đặt nấu ngay giữa rừng, không phát ra khói nên không bị địch phát hiện. Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" này đã làm tái hiện bức tranh thời trận mạc, chiến tranh du kích cũng như việc sáng tạo của bộ đội ta để khắc phục những khó khăn của chiến tranh. Vì vậy, câu thơ khi được đổi thì trở nên hữu hình và chân thực hơn so với câu thơ trước đó mà Phạm Tiến Duật đã sử dụng.

Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn. Họ có chung bát đũa, chung mâm cơm, chung bếp lửa, chung ánh sao trời, chung gió bụi, mưa tuôn, chung một con đường hành quân, một chiến hào, một nhiệm vụ. Những tình cảm ấy chỉ có những người lính cách mạng mới được thưởng thức và nếm trải. Nó thật bình thường nhưng cũng thật cao đẹp thiêng liêng. Câu thơ đẹp về tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí đã trở thành sức mạnh vô giá, giúp người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân thù.

Bếp Hoàng Cầm là loại bếp dã chiến, khi nấu khói lan trên mặt đất nên kẻ thù không thể phát hiện ra được. Hình ảnh “dựng giữa trời” như một sự thách thức đầy trí tuệ. Trong chiến tranh giặc Mỹ đã dùng đủ mọi phương tiện hiện đại để tiêu diệt sự sống của bộ đội. Có thể chỉ từ một đám lửa nhỏ, một vệt khói cũng đủ để giặc oanh kích dữ dội. Nhưng chiếc bếp Hoàng Cầm vẫn dựng lên hiên ngang giữa trời. Đó là sự hiên ngang, kiêu hãnh về trí tuệ của bộ đội ta với bọn giặc xâm lược. Vẫn nét bút tinh nghịch, tươi trẻ, hồn nhiên, những người lính cùng chung bát đũa để thắt thêm tình đồng chí gắn bó khăng khít. Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Phạm Tiến Duật đã phát hiện được độ sâu sắc trong tình đồng đội. Trong quân ngũ, tình đồng đội là tình cảm gia đình, ruột thịt, là tình cảm thật đặc biệt, là sự hòa quyện của tình đồng chí, tình người và tình thương yêu giai cấp. Ta lại nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba cô thanh niên xung phong và những cảm xúc rất riêng của họ. Ta lại nhớ đến các cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Họ như thể chị em sinh ra từ một người mẹ. Sống cùng và chết cũng không lìa xa. Có thể nói trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã có sự phát hiện thật mới mẻ về tình cảm của người lính, của một thế hệ người Việt Nam, với đời sống tình cảm biết bao mới lạ và sâu sắc.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 341
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ỉn
    Ỉn

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 30/05/22
    • Gấu chó
      Gấu chó

      🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 30/05/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm