Bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kim loại
Bài tập về kim loại lớp 9
Bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kim loại bao gồm các bài tập ôn luyện phần kim loại. Thông qua tài liệu này, các bạn học sinh sẽ nắm được các kiến thức quan trọng như kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với dung dịch muối...
A. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết KHTN 9 Chủ đề 6 Kim loại
I. Tính chất vật lí của kim loại
1. Kim loại có tính dẻo
+ Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,… tạo nên các đồ vật khác nhau.
+ Các kim loại khác nhau thường có độ dẻo khác nhau.
+ Những kim loại có độ dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu,…
2. Tính dẫn điện
Một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện phục vụ đời sống nhờ có tính dẫn điện.
+ Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau.
+ Những kim loại dẫn điện tốt là Ag, Cu, Au, Al,…
3. Tính dẫn nhiệt
- Con người đã ứng dụng tính dẫn nhiệt của kim loại để phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Ví dụ: nhôm có tính dẫn nhiệt tố và một số tính chất khác nên được dùng làm dụng cụ đun nấu (xoong, nồi, chảo,…).
+ Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
4. Kim loại có ánh kim
+ Ánh kim: quan sát bề mặt các kim loại như vàng, bạc, chromium,… ta thấy chúng có bề mặt sáng lấp lánh.
+ Các kim loại khác như đồng (copper, Cu), sắt (iron, Fe), thuỷ ngân (mercury, Hg),… cũng có vẻ sáng tương tự.
- Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng khác nhau.
Ví dụ:
+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như thuỷ ngân -390C.
+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao như tungsten (W) 34100C.
II. Tính chất hóa học của kim loại
1. Kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide
Nhiều kim loại (trừ Au,…) phản ứng với oxygen tạo thành oxide kim loại (thường là oxide base).
Ví dụ: 2Mg + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2MgO
2. Kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối
Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành muối sulfide.
Ví dụ: Fe + S \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) FeS
Hầu hết kim loại phản ứng với khí chlorine tạo thành muối chloride.
Ví dụ: 2Al + 3Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2AlCl3
3. Một số kim loại phản ứng với nước
Các kim loại nhóm IA và IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (trừ Be, Mg) phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo hydroxide và khí hydrogen.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Một số kim loại như Mg, Zn, Fe,… khi phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và hydrogen.
Ví dụ: Zn + H2O (hoi) \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) ZnO + H2
4. Một số kim loại phản ứng với dung dịch hydrochloric acid
- Nhiều kim loại (trừ Cu, Hg, Ag, Pt, Au,…) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành muối chloride và khí hydrogen.
Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
5. Một số kim loại phản ứng với dung dịch muối
Nhiều kim loại (không tan trong nước) phản ứng được với các dung dịch muối (như CuSO4, AgNO3,…) tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
B. Bài tập tự luận Kim loại có đáp án
Bài 1. Ngâm một lá đồng trong 500 mL dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat.
Đáp án hướng dẫn giải
Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
a -------- 2a --------------a---------2a (mol)
Gọi a là số mol Cu đã phản ứng.
Khối lượng kim loại tăng = KL kim loại sau - KL kim loại trước nên
2a.108−64a = 15,22a.108 − 64a = 15,2
Giải phương trình trên ta được a = 0,1
Theo phương trình hóa học => nAgNO3 = 0,1.2 = 0,2 mol
CM = 0,2/0,5 = 0,4M.
Bài 2. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.
a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.
Đáp án hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + HCl → k phản ứng
khố lượng chất rắn cần tính sau phản ứng là Cu
nCuSO4 = 0,2 .1 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học: nCu = nCuSO4 = 0,2 mol
=> mCu =0,2 .64 = 12,8(g)
b) Phương trình hóa học:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Theo phần a) ta có:
nFeSO4 = nCuSO4 = 0,2 mol
Theo phương trình: nNaOH = 2nFeSO4 = 0,2.2=0,4 (mol)
=> VddNaOH = 0,4:1 = 0,4 lít
c)
Phương trình hóa học:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Theo phần b ta có:
nFe(OH)2 = nFeSO4 = 0,2 mol
Theo phương trình: nFe(OH)3 = nFe(OH)2 = 0,2 (mol)
=> mFe(OH)3 = 0,2 .[56+(16+1).3] = 21,4 (g)
Bài 3. Cho thanh sắt 15g vào 500ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A.
a. Tính m.
b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn?
Đáp án hướng dẫn giải
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Ta có :
nFe = 15:56 = 0,268 (mol)
nAgNO3 = 0,5.0,1 = 0,05 (mol)
⇒ Xét tỉ lệ mol, sau phản ứng Fe dư
m = mFe dư + mAg tạo thành =15 - 0,025.56 + 0,05.108 = 19(g)
b) Phương trình hóa học:
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Ta có:
nFe2O3 = 1/2nFe(NO3)2 =0,025/2 = 0,0125 (mol)
⇒ mFe2O3 = 0,0125.160 = 2(g)
Bài 4. Cho 78g một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
Đáp án hướng dẫn giải
2A + Cl2 → 2ACl ( vì A hóa trị I ⇒ ACl)
2 1 2 ( mol)
Ta có: nA = nACl
78/A = 149:(A+35,51) (vì ACl = A + Cl = A + 35,5)
=> A = 39 (g/mol)
=> A là Kali
Bài 5. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28g trong 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8 g.
a. Hãy viết phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
Đáp án hướng dẫn giải
Khối lượng thanh sắt tăng 28,8 - 28 = 0,8 gam
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 g 1 mol 64 gam tăng 64 - 56 = 8 gam
5,6 g 0,1 mol 6,4 gam tăng 6,4 - 5,6 = 0,8 ga,
CM(CuSO4) = 0,1:0,25 = 0,4M
Bài 6. Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,2395 lít khí (đkc).
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại ban đầu.
Đáp án hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
b)
nH2 = 1,2395:24,79 = 0,05 mol
Đặt nAl = x, nFe = y
⇒ 27x + 56y= 1,66 (1)
1,5x + y= 0,05 (2)
Giải hệ phương trình
⇔ x = y= 0,02
=> mAl = 0,02.27= 0,54 gam
⇒ %Al = 0,54.100 :1,66 = 32,53%
=> %Fe = 67,47%
Bài 7. Cho 20 g dung dịch muối Iron III Chloride 16,25% tác dụng với silver nitrate dư tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức của muối Iron.
Đáp án hướng dẫn giải
mFeClx = 10.32,5% = 3,25g
Phương trình hóa học tổng quát
FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl
nAgCl = 8,61/143,5 = 0,06mol
→ nFeClx = 0,06x mol
→ MFeClx = 3,25x/0,06 = 54x
→ 35,5x + 56 = 54x
→ x = 3
Vậy muối sắt là FeCl3
Bài 8. Cho 3,2 g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học.
b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Phương trình hóa học
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
0,057 → 0,057 → 0,057
b/ Áp dụng công thức m = D x V
⇒ mdd CuSO4 = 100.1,12 = 112 gam
⇒ mCuSO4 = 112 .10% = 11,2 gam
⇒ nCuSO4 = 11,2/160 = 0,07 mol
nFe= 3,2 / 56 = 0,057 mol
Lập tỉ lệ theo phương trình => Fe hết, CuSO4 dư
Lập các số mol trên phương trình
⇒ Dung dịch thu đc chứa FeSO4 và CuSO4
⇒ CM(FeSO4) = 0,057/0,1 = 0,57M
CM(CuSO4) = (0,07 − 0,057)/0,1 = 0,13 M
Bài 9. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8g. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong nước thì thu được 2,479 lít khí hydrogen (đkc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b) Nếu hòa tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H2 (đkc) thu được là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Số mol H2 là: nH2= 2,479/24,79 = 0,1 mol
Vì chỉ có Ca tác dụng với nước nên:
Phương trình hóa học:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
0,1 ← 0,1 mol
Khối lượng Ca: mCa = 0,1.40 = 4 gam
mMg = 8,8 - 4 = 4,8 gam
b. Trong hỗn hợp A ta có:
nCa = 4:40 = 0,1 mol
nMg = 4,8:24 = 0,2 mol
Phương trình hóa học
Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
0,1 → 0,1 mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,2 → 0,2 mol
nH2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol
Thể tích khí H2 là
VH2 = 0,3 . 24,79 = 7,437 lít
Bài 10. Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nFe = 5,6:56=0,1mol;
nS = 1,6:32 = 0,05 mol
Phương trình hóa học: Fe + S ⟶ FeS
Phản ứng: 0,05←0,05→0,05 (mol)
Vậy sau phản ứng rắn A thu được gồm: FeS: 0,05 (mol); Fe dư: 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)
Rắn A + dung dịch HCl có phản ứng:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
0,05→ 0,1 (mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
0,05→ 0,1 (mol)
→ Tổng mol HCl = 0,1 + 0,1 =0,2 (mol)
→VHCl = nHCl:CM =0,2:0,5 = 0,4 lít = 400 mL
III. Bài tập tự luận kim loại
Để xem nội dung câu hỏi trắc nghiệm, tự luận mời các bạn ấn vào File TẢI VỀ
....................