Giải Hóa 9 bài 24: Ôn tập học kì 1

Giải Hóa 9 bài 24: Ôn tập học kì 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Lời giải bài tập Hóa học 9 này là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học lớp 9

>> Bài trước đó: Giải Hóa 9 bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt

A. Tài liệu ôn tập học kì 1 hóa 9

B. Giải hóa 9 bài 24 Ôn tập học kì 1

Bài 1 trang 71 SGK Hóa 9

Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:

a) Fe \overset{(1)}{\rightarrow}FeCl3 \overset{(2)}{\rightarrow}Fe(OH)3 \overset{(3)}{\rightarrow}Fe2(SO4)3 \overset{(4)}{\rightarrow}FeCl3

b) Fe(NO3)3 \overset{(1)}{\rightarrow}Fe(OH)3 \overset{(2)}{\rightarrow}Fe2O3 \overset{(3)}{\rightarrow}Fe \overset{(4)}{\rightarrow}FeCl2 \overset{(5)}{\rightarrow}Fe(OH)2

Hướng dẫn giải 

Phương trình hóa học:

a) 

(1) Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2FeCl

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3  + 3NaCl 

(3) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2

(4) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2FeCl3 

b) 

(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3 

(2) 2Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe2O3 + 3H2

(3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 

(4) Fe + 2HCl →  FeCl2 + H2 

(5) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Bài 2 trang 72 SGK Hóa 9

Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.

Hướng dẫn giải bài tập

Các dãy chuyển hóa có thể có:

Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3

Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

PTHH dãy biến hóa 1: 

1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 

2) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl 

3) 2Al(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2O3 + 3H2

PTHH dãy biến hóa 2: 

(1): AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl 

(2) 2Al(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2O3 + 3H2O

(3) 2Al2O3 \overset{đpnc}{\rightarrow} 4Al + 3O2

Bài 3 trang 72 SGK Hóa 9

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.

Hướng dẫn giải

Cho dung dịch NaOH vào ba kim loại trên, kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al, hai kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag, kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe, kim loại nào không tác dụng là Ag.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 4 trang 72 SGK Hóa 9

 Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2.

B. NaOH, CuO, Ag, Zn.

C. Mg(OH)2, HgO, K2SO3, NaCl.

D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.

Hướng dẫn giải

Axit H2SO4 loãng phản ứng được với dãy chất: Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2 hay D đúng.

Bài 5 trang 72 SGK Hóa 9

 Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3.

B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2.

C. Al(OH)3, HCl, CuSO4, KNO3.

D. Al, HgO, H3PO4, BaCl2.

Hướng dẫn giải 

Dung dịch NaOH phản ứng được với dãy chất: H2SO4, SO2, CO2, FeCl2 hay B đúng.

Phương trình hóa học

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2

2NaOH+ SO2 → Na2SO3 + H2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl 

Loại A vì CuO không phản ứng 

Loại C vì KNO3 không phản ứng 

Loại D vì MgO không phản ứng 

Bài 6 trang 72 SGK Hóa 9

 Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Nước vôi trong.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước.

Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.

Hướng dẫn giải

Dùng phương án A, nước vôi trong là tốt nhất, vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các chất khí thải tạo thành chất kết tủa hay dung dịch.

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O.

H2S + Ca(OH)2 dư → CaS ↓ + 2H2O.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O.

Bài 7 trang 72 SGK Hóa 9

Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.

Hướng dẫn giải 

Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

Bài 8 trang 72 SGK Hóa 9

Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: Khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

Hướng dẫn giải

Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2, CO2, O2 vì H2SO4 đặc không phản ứng với các khí này.

Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm O2. CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2, CO2. Có thể xảy ra các phản ứng sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2 

CO2 + Ca(OH)2 →  CaCO3 + H2

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2

Hoặc CaO + SO2 → CaSO3 

CO2 + CaO → CaCO

..................................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Giải Hóa 9 bài 24: Ôn tập học kì 1 tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
9 6.306
Sắp xếp theo

Giải bài tập Hóa học 9

Xem thêm