Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Giải bài tập Hóa 9 bài 10

Bài tập Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng được VnDoc biên soạn gửi tới các bạn, là các dạng bài tập củng cố liên quan đến các dạng bài tập của bài. Giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức, dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Một số tài liệu liên quan đến bài Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng

Bài tập 1. Hãy nêu những ví dụ một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch khác tạo ra:

a) Chất khí

b) Chất kết tủa

Viết các phương trình hóa học

Hướng dẫn giải bài tập

a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3,...) hoặc dùng dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng).

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

b) Tạo chất kết tủa, thí dụ dung dịch muối (BaCl2,  Ba(NO3)2....) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa BaSO4, hoặc dung dịch muối CuCl2, AlCl3,... tác dụng với kiềm.

BaCl2 + H2SO4 →  BaSO4 + HCl

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

Bài tập 2. Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết các dung dịch không màu: NaCl, H2SO4, BaCl2, KOH được đựng riêng biệt trong các lọ

Hướng dẫn giải bài tập 

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Nhúng quỳ tìm vào 4 dung dịch trên:

Chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là KOH

Chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4

Chất không làm đổi màu quỳ tím là NaCl và BaCl2

Nhỏ dung dịch H2SO4 dã nhận biết được ở trên vào 2 dung dịch NaCl và BaCl2, chất nào phản ứng tạo kết tủa trắng là BaCl2, còn lại là NaCl không phản ứng với dung dịch H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ trắng + HCl

Bài tập 3. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 4,44 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 3,4 gam AgNO3.

a) Tính khối lượng chất rắn sinh ra

b) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Hướng dẫn giải bài tập

nCaCl2 = 4,44/111 = 0,04 mol; nAgNO3 = 3,4/170 = 0,02 mol

Phương trình hóa học:

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl

0,01              0,02                            0,02

Xét tỉ lệ số mol 0,04/1 > 0,02/2 => CaCl2 dư, nên tính khối lượng chất rắn theo AgNO3

mAgCl = 0,01. 143,5 = 1,435 gam

b) nCaCl2 dư = 0,04 - 0,01 = 0,03 mol, nCa(NO3)2 = 0,01 mol

Thể tích của dung dịch = 30 + 70 = 100 ml => V dd= 0,1 lít

CM CaCl2 dư = 0,03/0,1 = 0,3M

CM Ca(NO3)2 = 0,01/0,1 = 0,1M

Bài tập 4. Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có MgCl2. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình.

Hướng dẫn giải bài tập 

Muối MgCl2 là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch sau:

Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch Mg(OH)2

2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

Phản ứng trao đổi giữa

Muối + axit: MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

Muối + Muối: MgSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MgCl2

Bài tập 5 Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 và KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được

b) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích được đo ở đktc.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Các phương trình phản ứng phân hủy

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O(1)

2KNO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2 (2)

Theo phương trình (1): nO2 = 1/2nKNO3 = 0,05 mol

VO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Theo phương trình (2): nO2 = 3/2nKClO3 = 0,15 mol

VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

b) nO2 = 0,05 mol

mKNO3 cần dùng = 0,1.101 = 10,1 gam

mKClO3 cần dùng = 2/3.0,05 . 122,5 = 4,08 gam

Bài tập 6. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

a) CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → ? → Na2SO4

b) CuSO3 → ? → CuCl2 → Cu(NO3)2

Hướng dẫn giải bài tập

a) CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 \xrightarrow[tỉ lệ (1:1)]{+NaOH}\(\xrightarrow[tỉ lệ (1:1)]{+NaOH}\)  NaHCO3 \overset{+ NaOH}{\rightarrow}\(\overset{+ NaOH}{\rightarrow}\) Na2CO3  \overset{+H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\(\overset{+H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)Na2SO4

b) CuCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CuO \overset{+HCl}{\rightarrow}\(\overset{+HCl}{\rightarrow}\) CuCl2 \overset{+AgNO_{3} }{\rightarrow}\(\overset{+AgNO_{3} }{\rightarrow}\)Cu(NO3)2

Bài tập 7. Cho 5 dung dịch riêng biệt: K2SO4, AgNO3, NaOH, Ba(OH)2, HCl. Chỉ dùng quỳ tím, trình bày các bước nhận biết 5 dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải bài tập

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Bước 1: Nhúng giấy quỳ tím vào 5 dung dịch trên

Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là K2SO4 và AgNO3

Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là: NaOH và Ba(OH)2

Bước 2: Nhỏ dung dịch HCl vừa nhận biết được vào 2 dung dịch không làm quỳ đổi màu

Dung dịch không xảy ra phản ứng là K2SO4

Xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Bước 3: Nhỏ dung dịch K2SO4 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

Dung dịch phản ứng tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2

Dung dịch không xảy ra phản ứng là NaOH

K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2KOH

Bài tập 8. Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc)

a) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng

b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải bài tập

Ở đây ta nhận thấy CaCO3 phản ứng được với HCl còn CaSO4 không phản ứng được với HCl

nCO2 = 0,03 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

nHCl phản ứng = 2nCO2 = 2. 0,03 = 0,06 mol

c) nCaCO3 = nCO2 = 0,03 mol

\begin{array}{l}
\% {m_{CaC{O_3}}}  =  \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = \frac{{0,03.100}}{{12}}.100\%  = 25\% \\
 =  > \% {m_{CaS{O_4}}} = 100\%  - 30\%  = 75\% 
\end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_{CaC{O_3}}} = \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \frac{{0,03.100}}{{12}}.100\% = 25\% \\ = > \% {m_{CaS{O_4}}} = 100\% - 30\% = 75\% \end{array}\)

Bài tập 9. Cho 10,21 gam hỗn hợp 2 muối K2CO3 và KCl tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí ở dktc.

a) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng

b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình phản ứng hóa học

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol

nHCl = 2nCO2 = 2.0,02 = 0,04 mol

Nồng độ mol dung dịch HCl đã dung bằng:

CM HCl = 0,04/0,05 = 0,8M

nK2CO3 = nCO2 = 0,02 mol

%mK2CO3 = 0,02.138/10,21.100% = 27,03%

%mKCl = 100% - 27,03% = 72,97%

..............................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bài tập Hóa 9 bài 10: Một số muối quan trọng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm