Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học
Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học được VnDoc biên soạn, nội dung giúp các bạn tìm hiểu những nguyên tố hóa học nào nào là cần thiết cho cây trồng, và vai trò công dụng của các loại phân bón đó như thế nào với cây trồng. Từ đó giúp các bạn vận dụng làm các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9.
Lý thuyết hóa 9 bài 11 Phân bón Hóa học
Hy vọng qua Hóa 9 bài 11 sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được nội dung ý chính của bài. Tài liệu còn rất hữu ích đối với quý thầy cô trong quá trình soạn giảng của mình. Mời các bạn tham khảo.
I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm Hóa 9 Bài 11
1. Những nhu cầu của cây trồng
1.1. Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
1.2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
- Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.
nCO2 + mH2O \(\overset{ánh sáng}{\rightarrow}\) Cn(H2O)m + nO2
- Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh
- Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
- Nguyên tố S: tổng hợp nên protein.
- Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.
- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).
2. Những phân bón hóa học thường dùng
2.1. Phân bón dạng đơn (chứa một nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân đạm (chứa N):
- Ure CO(NH2)2, tan trong nước, chứa 46% nitơ.
- Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
- Amoni sunfat (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% ni tơ.
b) Phân lân (chưa P):
- Photphat tự nhiên chứa Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephotphat, thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
c) Phân kali (chứa K):
KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.
2.2. Phân bón dạng kép (chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân NPK, chứa (NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl).
b) Phân amophot, chứa (NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4).
2.3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.
>> Mời các bạn tham khảo lý thuyết hóa 9 bài tiếp theo tại: Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
II. Bài tập củng cố mở rộng
Câu 1. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là
A. (NH4)2SO4
B. NH4NO3
C. CO(NH2)2
D. NH4Cl
Câu 2. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là
A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2
B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2
C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
D. KNO3, NH4Cl, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
Câu 3. Nguyên tố có tác dụng kích thích bộ rễ ở thực vật là
A. N
B. C
C. P
D. K
Câu 4. Cách nào sau đây không tạo ra phân bón kép
A. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3
B. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2HPO4
C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2SO4
D. Trộn hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl
Câu 5. Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:
A. 466,7 gam
B. 233,3 gam
C. 4667 gam
D. 2333 gam
Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về phân bón kép
A. Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K
B. Phân NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl
C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân)
D. Phân bón kép có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng
III. Đáp án, hướng dẫn giải bài tập
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | C | C | A | D |
Câu 1.
Tính hàm lượng thành phần % khối lượng của Nito trong các hợp chất
\(\begin{array}{l} \% {N_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{{28}}{{132}}.100\% = 21,21\% \\ \% {N_{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{28}}{{80}}.100\% = 35\% \\ \% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = \frac{{28}}{{60}}.100\% = 46,67\% \\ \% {N_{N{H_4}Cl}} = \frac{{14}}{{53,5}}.100\% = 26,17\% \end{array}\)
Câu 5.
Hàm lượng thành phần % của nito trong CO(NH2)2 là:
\(\% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = \frac{{28}}{{60}}.100\% = 46,67\%\)
Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:
\({m_{{N_{CO{{(N{H_2})}_2}}}}} = 1000.46,67\% = 466,7 gam\)
IV. Giải hóa 9 bài 11 Phân bón hóa học
Để giúp bạn đọc hoàn thành tốt các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết đưa ra nội dung tương ứng từng bài tập, hy vọng giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập cũng như rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập một cách nhanh và chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại: Giải Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
V. Giải sách bài tập hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học
Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 11, để nâng cao củng cố cũng như vận dụng tốt kiến thức lý thuyết hóa 9 bài 11. Các bạn học sinh cần làm thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập hóa 9 bài 11. Để giúp bạn đọc nắm được các phương pháp giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải bài tập SBT hóa 9 bài 11 tại: Giải sách bài tập hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học
..........................
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- Giải bài tập trang 39 SGK Hóa lớp 9: Phân bón hóa học
- Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.