Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất

Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất 

Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập về xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Hi vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích, giúp các bạn học tốt môn Hóa hóa.

I. Khái quát cơ bản về axit

Axit là hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit là gì khác như sau “ axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo”.

Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lạ

1. Axit yếu

Axit yếu là axit không phân ly hoàn toàn thành các ion của chúng trong nước. Ví dụ, HF phân ly thành các ion H+ và F- trong nước, nhưng một số HF vẫn còn trong dung dịch, vì vậy nó không phải là một axit mạnh.

Có nhiều axit yếu hơn axit mạnh. Hầu hết các axit hữu cơ là axit yếu.

Đây là danh sách từng phần, theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất.

HOOC-COOH - axit oxalic

H2SO3 - axit lưu huỳnh

HSO4- - ion hydro sunfat

H3PO4 - axit photphoric

HNO2 - axit nitrơ

HF - axit flohydric

C6H5COOH - axit benzoic

CH3COOH - axit axetic

HCOOH - axit fomic

2. Axit mạnh

Axit mạnh là axit phân ly hoàn toàn thành ion của chúng trong nước, còn axit yếu chỉ phân ly một phần.

HCl - axit clohydric

HNO3 - axit nitric

H2SO4 - axit sunfuric ( HSO4 - là một axit yếu)

HBr - axit hydrobromic

HI - axit hydroiodic

HClO4 - axit pecloric

HClO3 - axit cloric

Ví dụ về phản ứng ion hóa bao gồm:

HCl → H+ + Cl-

HNO3 → H+ + NO3 -

H2SO4 → 2H+ + SO42-

Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

+ Tác dụng với kim loại

+ Tác dụng với muối

+ Tác dụng với bazơ

+ Làm đổi màu quì tím

+ Tác dụng với oxit bazơ

3. Phân loại axit dựa vào nguyên tử oxy

Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…

Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3

4. Phân loại khác

Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…

Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…

II. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hydro trong axit đó. Nếu H càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.

Với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, càng ít oxy, axit càng yếu

HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO

Với những axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu.

HClO4 > H2SO4 > H3PO4

Với axit của nguyên tố cùng nhóm A

+ Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HBrO4 < HClO4

+ Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr > HCl > HF

Với axit hữu cơ RCOOH

+ Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm

HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit sẽ mạnh

III. Tính chất vật lý của axit

Tan trong nước, có vị chua.

Khi tiếp xúc với axit mạnh, có cảm giác đau nhói.

Là chất điện li nên có thể dẫn điện

IV. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu giấy quì tím

Ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường, giấy quỳ tím có màu tím, nhưng nó sẽ bị đổi màu khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Ở môi trường axit giấy quỳ tím chuyển màu thành đỏ, trong môi trường kiềm bazơ giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Vì vậy dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ

Đây cũng chính là cách đơn giản để nhận biết ra dung dịch axit, phục vụ trong các bài nhận biết.

2. Axit tác dụng với kim loại

Phương trình hóa học: Axit + kim loại → muối + H2

Điều kiện phản ứng hóa học:

Axit: Thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2 mà sinh ra các khí như CO, CO2, SO2….)

Kim loại: Muối tạo bởi các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K … Na …..Ca ….Mg ….Al …Zn … Fe … Ni… Sn … Pb … H … Cu … Hg… Ag… Pt…. Au

Khi … nào ..cần…may… áo… Záp …sắt. ..nên…sang… phố … hỏi.. cửa …hàng… á.. phi…. âu

Thí dụ

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Mg + H2SO4(loãng)

Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

Chú ý: Sắt khi phản ứng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không sinh ra muối sắt (III)

3. Axit tác dụng với bazơ

Phương trình phản ứng: Axit + Bazơ  → muối + H2O

Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ và được gọi là phản ứng trung hòa

Thí dụ

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O

4. Tác dụng với oxit bazơ

Phương trình hóa học: Axit + oxit bazơ → muối + Nước

Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

Thí dụ:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

Điều kiện

Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh

Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi

Thí dụ: 

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

Tất cả tính chất hóa học cơ bản của Axit được TKBOOKS tổng hợp qua hình ảnh sau:

Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất

V. Ứng dụng quan trọng của axit trong cuộc sống

Loại bỏ gỉ sắt cũng như những sự ăn mòn khác từ kim loại.

Axit sulfuric được dùng làm chất điện phân trong pin xe hơi.

Ứng dụng của axit sulfuric

Axit mạnh được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp hóa chất.

Trong khai thác dầu, Axit clohydric được sử dụng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu

nhằm hòa tan một phần đá hay còn gọi là “rửa giếng”, từ đó tạo ra các lỗ rỗng lớn hơn.

Hòa tan vàng và bạch kim bằng cách trộn axit HCl và HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1.

Dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản đồ uống, thực phẩm.

Axit nitric tác dụng với ammoniac để tạo ra phân bón amoni nitrat, một phân bón.

Axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.

.........................................................

VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm