Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại đầy đủ
Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9 được VnDoc sưu tầm chia sẻ tới các bạn học sinh. Với tài liệu này hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để giải các bài tập Hoá lớp 9 một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo
Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại
I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
Như các em đã biết, kim loại chiếm một phần khá lớn trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Và ngay trong chương trình học, chúng ta cũng gặp khá là nhiều nguyên tố kim loại.
Tuy nhiên, các kim loại này không hẳn là khác nhau hoàn toàn mà chúng chia thành từng nhóm như: kim loại mạnh nhất, kim loại mạnh, kim loại trung bình, kim loại yếu.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc mức độ hoạt động của kim loại:
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
II. Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại
Một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9
K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
- Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
III. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải
Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ K tới Au.
Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng (như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao) hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v
2. Tác dụng với O2
Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg
Ở nhiệt độ cao: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag
Khó phản ứng: Hg, Pt, Au
3. Kim loại tác dụng với nước
Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na
Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Phương trình hóa học:
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
4. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro
Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hiđro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)
Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học
- Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng
Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
5. Kim loại tác dụng với muối
- Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất (xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học)
- Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau (tức là: Mg, Al, Zn...)
Ví dụ: Phản ứng giữa Magie với muối của sắt:
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
6. Mở rộng thêm
H2, CO không khử được oxit: Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn
Khử được oxit kim loại này ở nhiệt độ cao: Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt
IV. Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại
1. Bài tập vận dụng tự luận
Câu 1: Dãy hoạt động hóa học nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của dãy hoạt động hóa học:
a) Mg, Al, Ni, Sn, Au
b) K, Ba, Na, Au, Fe
c) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
d) Mg, K Cu, Al, Fe
Hướng dẫn giải bài tập
Ta cứ nhẩm câu thần chú rồi chọn đáp án đúng nhé. Và đáp án của bài tập này là:
a) Mg, Al, Ni, Sn, Au
Câu 2: Bạn An thực hiện các thí nghiệm sau, hỏi thí nghiệm nào phương trình tạo khí bay lên
a) Cho mẫu Natri vào nước
b) Nhúng thanh nhôm vào bể nước lớn
c) Cho bột nhôm vào nước
d) Cho dung dịch kiềm của Natri vào nước
Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập trên nhằm giải đáp một số ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Đó là chỉ các kim loại mạnh mới tác dụng với nước ở điều kiện thường. Do đó đáp án đúng của câu này là:
a) Cho mẫu natri vào nước.
Giải thích thêm: Phương trình hóa học:
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
Câu 3: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 4,48 lít khí (đktc)
a. Viết phương trình phản ứng hóa học
b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
Hướng dẫn giải bài tập
Ở các dạng bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit thì việc áp dụng dãy hoạt động hóa học vào là rất cần thiết. Ở bài tập này, vì đứng sau H trong dãy hoạt động nên Cu không phản ứng được với Axit, còn Zn lại phản ứng.
Phương trình hóa học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (khí)
0.2 mol <--------- 0.2 mol
Khối lượng của kẽm là:mZn = 0,2.65 = 13 gam
Khối lượng của đồng là: mCu = 21 - 13 = 8 gam
Câu 4. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho:
a) Kẽm vào dung dịch đồng sunfat
b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat
c) Nhôm vào dung dịch đồng clorua
d) Kẽm vào dung dịch magie clorua
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có
Đáp án hướng dẫn giải
a) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần:
CuCl2 (dd) + Zn (r) → ZnCl2 (dd) + Cu(r)
b) Chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng. Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối, màu xanh lam xuất hiện trong dung dịch
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + Cu
d) Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng.
Câu 5. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng
Chỉ có Zn phản ứng với H2SO4, Cu không phản ứng.
Đáp án hướng dẫn giải
nH2 = 0,1 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
0,1 ← 0,1 mol
mZn = 0,1.65 = 6,5 gam
Khối lượng chất rắn còn lại là:
=> mCu = 10,5 – mZn = 10,5 – 0,1.65 = 4 gam
2. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Mg, Zn
B. Al, Zn, Na
C. Mg, Al, Na
D. Pb, Al, Mg
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: Na, Mg, Zn
Câu 2: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4?
A. MgSO4
B. Al2(SO4)3
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc, nóng
A, B loại vì Cu là kim loại hoạt động yếu hơn Mg và Al nên không thể phản ứng được vời 2 muối MgSO4,Al2(SO4)3
Loại C H2SO4 loãng vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với H2SO4 loãng
Từ Cu và hoá chất được dùng để thu được CuSO4 là: H2SO4 đặc, nóng
Phương trình phản ứng hóa học
Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2OCâu 3: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Dùng kim loại Mg đẩy Zn ra khỏi muối.
Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn
Lọc bỏ chất rắn thu được dung dịch MgSO4 tinh khiết.
Câu 4: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
A. Al , Zn, Fe
B. Zn, Pb, Au
C. Mg, Fe , Ag
D. Na, Mg , Al
Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại: Al , Zn, Fe vì là các kim loại hoạt động mạnh hơn Cu, do đó các kim loại đó có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối đồng
Phương trình phản ứng minh họa
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 5: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch HCl dư
D. Dung dịch HNO3 loãng.
Sử dụng một lượng dư dung dịch NaOH
Phương trình phản ứng minh họa
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Lọc lấy kim loại rửa sạch thu được Fe tinh khiết
Câu 6. Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho kim loại phản ứng với nước
B. Cho kim loại phản ứng với dung dịch HCl
C. Cho kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 và Fe2(SO4)3
D. Cho kim loại phản ứng với dung dịch NaOH
Câu 7. Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng
A. Al và CuCl2
B. Fe và Al(NO3)3
C. Cu và AgNO3
D. Zn và AgNO3
Câu 8. Dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ được CuCl2 khỏi dung dịch muối AlCl3
A. Fe
B. Al
C. Al(NO3)3
D. NaOH
Để làm sạch muối nhôm, ta phải loại bỏ đồng ra khỏi dung dịch và không đưa tạp chất khác vào.
Chất đó là nhôm, vì Al hoạt dộng hóa học mạnh hơn Cu, đẩy đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành đồng kim loại Cu.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
....................................
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan
- Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương
- Bài tập Hóa học 9: Chương 2 Kim loại
- Trắc nghiệm hóa học 9 bài 17: Dãy hoạt động hóa học
- Hóa học 9 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
...........................
Ngoài Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.