Nước vôi trong là gì? Công thức nước vôi trong
Nước vôi trong
- 1. Nước vôi trong là gì
- 2. Công thức hóa học của nước vôi trong
- 3. Cách làm nước vôi trong
- 4. Tính chất vật lí của nước vôi trong
- 5. Tính chất hóa học của Ca(OH)2
- 6. Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
- 7. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Nước vôi trong là gì? Công thức nước vôi trong được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc nắm được những kiến thức cơ bản như công thức hóa học, tính chất vật lý của nước vôi trong, các bài tập liên quan....
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan:
1. Nước vôi trong là gì
Nước vôi trong là phần nước được chiết tách từ quá trình hòa vôi bột với nước tạo thành dung dịch màu trắng đục, để nước lắng đọng lại rồi gạn lấy phần nước trong ở trên.
2. Công thức hóa học của nước vôi trong
Công thức hóa học nước vôi trong là Ca(OH)2 tên gọi là Calcium hydroxide
3. Cách làm nước vôi trong
Lấy vôi tôi hòa tan trong cốc đựng sẵn nước lanh, khuấy đều. Để vôi lắng đọng trong vài giờ. Sau đó ta lọc lấy phần nước trong ở ở cốc nước.
Chúng ta sẽ thấy có một lớp màng mỏng ở bên trên cốc nước vôi này. Màng mỏng này là phần nước vôi trong tác dụng với oxi không khí tạo nên. Ta dùng khăn lọc bỏ phần màng này đi.
4. Tính chất vật lí của nước vôi trong
Là một loại bột trắng tinh tế ở nhiệt độ phòng, ít tan trong nước, dung dịch nước trong suốt của nó thường được gọi là nước vôi trong và huyền phù sữa bao gồm nước được gọi là vôi tôi.
5. Tính chất hóa học của Ca(OH)2
Calcium hydroxide là một chất kiềm mạnh, mang đầy đủ tính chất của một base tan
5.1. Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu có màu đỏ
5.2. Tác dụng với oxide acid
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
5.3. Calcium hydroxide tác dụng với acid tạo ra muối và nước
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
5.4. Calcium hydroxide phản ứng với một số muối nhất định
Calcium hydroxide phản ứng với một số muối nhất định tạo thành base mới và muối mới
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 + 2H2O + Ca(NO3)2
MgCl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Mg(OH)2↓
5.5. Một số cách điều chế Ca(OH)2
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
6. Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
Sử dụng 1 ống nhựa thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thủy tinh đựng nước vôi trong
Hiện tượng: Có lớp váng trên bề mặt ống nghiệm.
Giải thích: trong hơi thở của chúng ta có Carbon dioxide. Khí này khi gặp nước vôi trong (Ca(OH)2) sẽ tạo thành CaCO3 kết tủa tạo lớp váng trên bề mặt dung dịch.
Phương trình hóa học
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
7. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Các khí ẩm được làm khô bằng CaO là:
A. H2; O2; N2 .
B. H2; CO2; N2.
C. H2; O2; SO2.
D. CO2; SO2; HCl.
Nguyên tắc làm khô chất là dùng chất có tác dụng hút ẩm và không có phản ứng với chất cần làm khô.
CaO tác dụng được khí ẩm CO2, SO2, HCl.
Phương trình phản ứng minh họa
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Câu 2. Phương pháp được dùng để điều chế Calcium oxide trong công nghiệp.
A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao là trong công nghiệp hoặc lò thủ công.
B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp.
C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn.
D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi.
Điều chế Calcium oxide CaO, người ta nung đá vôi ở nhiệt độ cao ltrong lò công nghiệp hoặc lò thủ công.
Câu 3. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2; CO2). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:
A. HCl
B. Na2SO4
C. NaCl
D. Ca(OH)2.
Hỗn hợp khí cho đi qua Ca(OH)2 dư thì CO2 là oxide acid sẽ tác dụng với dung dịch bazơ, sẽ bị giữ lại, còn O2 thoát ra ta sẽ thu được O2 tinh khiết.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Khi đó CO2 sẽ bị loại bỏ còn lại O2 tinh khiết
Câu 4. Những cặp chất cũng tồn tại trong một dung dịch.
A. KCl và NaNO3.
B. KOH và HCl
C. Na3PO4 và CaCl2
D. HBr và AgNO3.
Những cặp chất cũng tồn tại trong một dung dịch là chúng không thể tác dụng với nhau
A. KCl và NaNO3.
Loại B vì KOH tác dụng HCl
KOH + HCl → KCl + H2O
Loại C vì Na3PO4 tác dụng CaCl2
3 CaCl2 + 2 Na3PO4 → Ca3(PO4)2 + 6 NaCl
Loại D vì HBr tác dụng AgNO3
AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3
Câu 5. Dung dịch H2SO4 có thể tác dụng được
A. CO2, Mg, KOH.
B. Mg, Na2O, Fe(OH)3
C. SO2, Na2SO4, Cu(OH)2
D. Zn, HCl, CuO.
Dung dịch H2SO4 có thể tác dụng được với Mg, Na2O, Fe(OH)3
Phương trình phản ứng minh họa
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2+ 2H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6 H2O
Câu 6. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của NaOH?
A. Dùng trong chế biến dầu mỏ.
B. Dùng trong sản xuất thuỷ tinh.
C. Dùng trong luyện nhôm.
D. Dùng trong sản xuất xà phòng.
Câu 7. Trong công nghiệp, sodium hydroxide được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. điện phân NaCl nóng chảy
D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực
Điều chế trong công nghiệp nên phải dùng nguyên vật liệu rẻ tiền, là NaCl, điện phân phải có màng ngăn để không cho Cl2 sinh ra tác dụng ngược trở lại với NaOH
Câu 8. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc?
A. Cho dung dịch CH3NH2 đến dư vào dung dịch Al(NO3)3
Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2
A. 3CH3NH2 + Al(NO3)3 + 3H2O → 3CH3NH3NO3 + Al(OH)3
B. 2NH3 + ZnCl2 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4]2+ + 2OH-
C. CO2 + Na[Al(OH)4] → NaHCO3 + Al(OH)3
D. 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Câu 9. Phân biệt 3 dung dịch không màu Na2CO3, K2SO4, Ba(NO3)2 bằng hóa chất nào sau đây?
A. HCl và NaOH.
B. HCl và Ba(OH)2.
C. NaCl và Ba(OH)2.
D. H2SO4 và Ba(OH)2.
- Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử xuất hiện bọt khí không màu chứa dung dịch Na2CO3.
+ Mẫu thử không xuất hiện hiện tượng chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2.
- Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào hai mẫu thử chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2:
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch K2SO4.
+ Mẫu thử không hiện tượng chứa dung dịch Ba(NO3)2.
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4↓
...................................