Hãy cho biết vai trò của phản ứng oxi hóa - khử?
VnDoc xin giới thiệu bài Hãy cho biết vai trò của phản ứng oxi hóa - khử? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vai trò của phản ứng oxi hóa - khử
Câu hỏi: Hãy cho biết vai trò của phản ứng oxi hóa - khử?
Trả lời:
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học làm cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghiệp hóa học. Sử dụng hợp lý các phản ứng oxi hóa khử có thể dùng để tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhiều phản ứng oxi hóa khử diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên. Người ta đã tìm được nhiều biện pháp hạn chế các phản ứng oxi hóa khử không có lợi.
1. Phản ứng oxi hóa khử là gì?
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Phản ứng oxy hóa khử hay dưỡng hóa bao gồm tất cả các phản ứng hóa học trong đó các nguyên tử có trạng thái oxy hóa thay đổi, phản ứng oxy hóa khử thường liên quan đến việc chuyển giao điện tử (electron) giữa các đối tượng hóa học.
- Có quá trình oxy hóa khử đơn giản, chẳng hạn như quá trình oxy hóa của cacbon tạo ra khí carbon dioxide (CO2) hay sự khử cacbon bằng hydro sinh ra khí methan (CH4), hoặc cũng có thể là một quá trình phức tạp như việc oxy hóa glucoza (C6H12O6) trong cơ thể người thông qua một loạt quá trình phức tạp di chuyển các điện tử.
+) Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
+) Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
+) Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cân bằng phản ứng:
CrS + HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2+ S +H2O
Hướng dẫn:
Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Cr+2 → Cr+3
S-2 → So
N+5 → N+4
Bước 2. Lập thăng bằng electron:
Cr+2 → Cr+3 + 1e
S-2 → So + 2e
CrS → Cr+3 + S0 + 3e
2N+5 + 1e → N+4
→ Có 1CrS và 3NO2.
Bước 3. Đặt các hệ số vừa tìm vào phản ứng và cân bằng phương trình phản ứng:
CrS + 6HNO3 → Cr(NO3)3 + 3NO2+ S + 3H2O
Ví dụ 2. Cân bằng phản ứng trong dung dịch bazơ:
NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr
Hướng dẫn:
CrO2-+ 4OH- → CrO42- + 2H2O + 3e
Br2 + 2e → 2Br-
Phương trình ion:
2CrO2- + 8OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O
Phương trình phản ứng phân tử:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Ví dụ 3. Cân bằng phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
KMnO4 + H2O + K2SO3 → MnO2 + K2SO4
Hướng dẫn:
MnO4- + 3e + 2H2O → MnO2 + 4OH-
SO32- + H2O → SO42- + 2H+ + 2e
Phương trình ion:
2MnO4- + H2O + 3SO32- → 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-
Phương trình phản ứng phân tử:
2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
3. Bài tập luyện tập
* Một số lưu ý:
- Với kim loại có nhiều số oxy hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr….) khi đó N+5 trong HNO3 bị khử về mức oxi hóa thấp hơn trong những đơn chất khi tương ứng.
- Các kim loại tác dụng với ion trong môi trường axit H+ coi như tác dụng với HNO3. Các kim loại Zn, Al tác dụng với ion trong môi trường kiềm OH- giải phóng NH3.
* Bài tập: Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al, Mg trong X lần lượt là
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy cho biết vai trò của phản ứng oxi hóa - khử? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8