Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương trình hóa học là gì? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

Phương trình hóa học là gì? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phương trình hóa học là gì? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

Trả lời:

- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

- Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử. Tuy nhiên cũng có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học.

Ví dụ:

Sơ đồ phản ứng: Na + H2O → NaOH + H2

Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

1. Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học (hay Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học) là một phương trình gồm có hai vế nối với nhau bởi dấu mũi tên từ trái sang phải, vế trái biểu diễn các chất tham gia phản ứng, vế phải biểu diễn các chất thu được sau phản ứng, tất cả các chất đều được viết bằng công thức hoá học của chúng và có những hệ số phù hợp đặt trước công thức hoá học đó để bảo đảm đúng định luật bảo toàn khối lượng.

Phương trình hóa học là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành sau phản ứng.

Chức năng: phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong một phản ứng. Từ đó ta có thể tính được khối lượng hay số mol của các chất khi biết khối lượng hay số mol của một chất có trong phản ứng.

2. Các cách cân bằng phương trình hóa học

Như chia sẻ ở trên cân bằng phương trình hóa học là một trong những bước rất quan trọng khi viết phương trình. Đây cũng là một trong những bước không thể thiếu nếu các bạn muốn giải các bài toán hóa học. Vậy làm thế nào để cân bằng được phương trình hóa học một cách nhanh nhất và chính xác nhất? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nguyên tử - nguyên tố

Với phương pháp này, khi cân bằng sẽ viết các đơn chất dưới dạng nguyên tử riêng biệt, sau đó lập luận qua một số bước đơn giản.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: P + O2 → P2O5

Ta viết: P + O → P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O.

Tức là: 2P + 5O → P2O5

Tuy nhiên phân tử oxi bao gồm 2 nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi sẽ tăng lên gấp đôi. Đồng thời số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng sẽ tăng lên 2 lần, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó phương trình hoàn chỉnh sẽ là 4P + 5O2 → 2P2O5

+ Sử dụng phương pháp chẵn – lẻ

Đây là phương pháp thêm hệ số vào trước các chất có chỉ số lẻ, mục đích là để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: P + O2 → P2O5

Trong phản ứng trên, nguyên tử Oxi ở vế trái là 2 và vế phải là 5, nếu muốn nguyên tử ở cả 2 vế bằng nhau ta thêm số 2 trước P2O5. Khi đó số nguyên tử của Oxi ở vế phải là chẵn, sau đó thêm 5 vào trước O2. Như vậy nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.

Tương tự với nguyên tử Photpho, nếu muốn 2 vế bằng nhau ta chỉ cần đặt 4 trước P ở vế trái.

Như vậy phương trình hóa học sẽ là: 4P + 5O2 → 2P2O5

Ngoài 2 phương pháp trên, để cân bằng phương trình hóa học các bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

+ Phương pháp hóa trị tác dụng

+ Phương pháp hệ số phân số

+ Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất

+ Phương pháp cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu

+ Phương pháp đại số

+ Phương pháp cân bằng electron

+ Phương pháp cân bằng ion – electron

3. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Một phương trình hóa học cho ta biết:

Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này chính bằng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

Số nguyên tử Fe : số phân tử O2 : số phân tử Fe2O3 = 4 : 3 : 2.

Nghĩa là: cứ 4 nguyên tử Fe tác dụng với 3 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử Fe2O3.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương trình hóa học là gì? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 30/09/22
    • Phạm Ba
      Phạm Ba

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 30/09/22
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 30/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm