CO3 hóa trị mấy?
CO3 hóa trị mấy? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi: CO32- hóa trị mấy?
Trả lời:
Từ công thức hóa học của axit cacbonic là H2CO3 chúng ta có thể quy đổi được như sau: H2 – CO3 trong đó ta đã biết được Hidro có hóa trị I. Gọi hóa trị của CO3 là a.
Theo quy tắc hóa trị ta có:
1x2 = ax1 => a = 2.
Vậy CO3 có hóa trị II
I. Axit cacbonic (H2CO3)
Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
- Trong nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.
- Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2
Tính chất hóa học
- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.
- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.
II. Muối cacbonat
Phân loại
Có 2 loại muối: muối cacbonat trung hòa gọi là muối cacbonat và muối cacbonat axit gọi là muối hidrocacbonat.
Tính chất của muối Cacbonat
Tính tan của muối Cacbonat
- Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3,...
- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,...
Tính chất hóa học
- Muối cacbonat + dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H2SO4,...) → muối mới + CO2.
Phương trình hóa học:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Một số dung dịch muối cacbonat + dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới.
Phương trình hóa học:
K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaC03
- Dung dịch muối cacbonat + một số dung dịch muối → 2 muối mới
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
- Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3, K2CO3,... ) dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2
Phương trình hóa học:
CaCO3 →to CaO + CO2
Ứng dụng của muối cacbonat
- Muối Cacxi cacbonat CaCO3 được dùng để sản xuất vôi, ximăng. Muối Natri cacbonat Na2CO3 dùng để nấu xà phòng, thuỷ tinh. Muối Natri hidrocacbonat NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
III. Nhận biết ion cacbonat
Cho tác dụng với axit → có hiện tượng sủi bọt khí CO2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
IV. Bài tập
Bài 1:
Viết PTHH cho chuỗi phản ứng sau:
C → CO2 → Na2CO3 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CaCl2
Lời giải:
C + O2 → CO2
CO2 + NaOH → Na2CO3
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Bài 2:
Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau:
a) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2
b) Sục khí CO2vào nước có nhuộm quỳ tím sau đó đun nhẹ
Lời giải:
a) Tạo kết tủa màu trắng và có bọt khí bay lên:
SO2 + H2O + Ca(HCO3)2 → CaSO3 + 2H2O + CO2
b) Quỳ tím đổi màu hồng sau đó trở lại màu tím như ban đầu:
CO2 + H2O → H2CO3
H2CO3 → CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Bài 3: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Lời giải:
Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3
H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
Bài 4: Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
Lời giải:
MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.
– Tác dụng với dung dịch axit:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.
– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.
– Dễ bị phân hủy:
MgCO3 → MgO + CO2. (bổ sung nhiệt độ)
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu CO3 hóa trị mấy? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8