Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm về nguyên tử

Trắc nghiệm về nguyên tử được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm về nguyên tử

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

  1. Cl
  2. Na
  3. F
  4. Cu

Đáp án: A (HD: Z = (52 + 16)/4 = 17 ⇒ Y là Cl)

Câu 2. Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?

  1. 23
  2. 24
  3. 27
  4. 11

Đáp án A

Ta có tổng số hạt trong nguyên tử: P + N + E = 34

Mà P = E = Z ⇒ 2Z + N = 34

Mặt khác số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện nên:

2Z = 1,8333N ⇒ 1,8333N + N = 34 ⇒ N = 12 ⇒ Z = 11

Vậy X có Z = 11 nên điện tích hạt nhân là 11+

Số khối của X: A = Z + N = 23

Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

  1. Br.
  2. Cl.
  3. Zn.
  4. Ag.

Đáp án: A

Câu 4. Một nguyên tử nguyên tố A có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Tìm nguyên tố A.

  1. Mg
  2. Cl
  3. Al
  4. K

Đáp án B

Ta có: 2Z + N = 52

Do bài toán có hai ẩn nhưng chỉ có một dữ kiện để lập phương trình nên ta sử dụng thêm giới hạn

1 ≤ N/Z ≤ 1,222 hay 52/3,222 ≤ Z ≤ 52/3 ⇒ 16,1 ≤ Z ≤ 17,3.

Chọn Z = 17 ⇒ N = 18 ⇒ A = 35 (nguyên tố Clo)

Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

  1. [Ne]3s2
  2. [Ne] 3s23p1
  3. [Ne] 3s23p2
  4. [Ne] 3s23p3

Đáp án: B (HD: Z = (40 + 12)/4 = 13 ⇒ cấu hình: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 )

Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là:

  1. 27
  2. 26
  3. 28
  4. 23

Đáp án A

p + n + e = 40 vì p = e ⇒ 2p + n = 40 (1)

Hạt mang điện: p + e = 2p

Hạt không mang điện: n.

Theo bài: 2p – n = 12 (2)

Từ 1 và 2 ⇒ p = e = 13; n = 14 ⇒ A = p + n = 27

Vậy, kim loại X là Ca, Y là Fe.

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

  1. Cr.
  2. Cu.
  3. Fe.
  4. Zn.

Đáp án B (HD: Z = (90 + 2.2 + 22)/4 = 29 ⇒ Cu)

Câu 8. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

  1. Na, K.
  2. K, Ca.
  3. Mg, Fe.
  4. Ca, Fe.

Đáp án D

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron → eA = pA ; eB = pB

Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

(pA + eA + nA) + (pB + eB + nB) = 142

→ 2pA + nA + 2pB + nB = 142

→ 2pA + 2pB + nA + nB = 142 (1)

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên ta có phương trình

(pA + eA + pB + eB) – (nA + nB) = 42

→ (2pA + 2pB) – (nA + nB) = 42 (2)

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12 nên ta có phương trình

(pB + eB) – (pA + eA) = 12

→ 2pB – 2pA = 12

→ pB – pA = 6 (3)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

(2pA + 2pB) + (nA + nB) = 142

(2pA + 2pB) − (nA+nB) = 42

2pA + 2pB = 92 (4)

nA + nB = 50

Từ (3) và (4) kết hợp ta có hệ phương trình:

−pA + pB = 6(3)

2pA + 2pB = 92(4)

⇒ pA = 20

pB = 26

Vậy 2 nguyên tố A, B là Ca và Fe

Câu 9. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào sau đây?

  1. Al
  2. Fe
  3. Cu
  4. Ag

Đáp án D

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155:

p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (do p = e) (1)

Số hạt mang điện (p và e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 33 hạt.

(p + e) – n = 33 hay 2p – n = 33(2)

Giải (1), (2) ta có p = e = 47 => A = P + N = 108 => Ag

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm về nguyên tử. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 13/10/22
    • Ngọc Mỹ Nguyễn
      Ngọc Mỹ Nguyễn

      🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 13/10/22
      • Rùa Con
        Rùa Con

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm