Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nào làm quỳ tím hóa xanh?

Chất nào làm quỳ tím hóa xanh? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất nào làm quỳ tím hóa xanh?

  1. Alanin
  2. Anilin
  3. Glyxin
  4. Lysin

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Lysin

Giải thích:

- Anilin có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

- Alanin và glyxin có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím.

- Lysin số nhóm NH2 (2 nhóm) > số nhóm COOH (1 nhóm) => Làm quỳ tím hóa xanh.

Giấy quỳ tím là gì?

- Quỳ tím hay còn gọi là giấy quỳ, là loại giấy được tẩm bằng dung dịch etanol hoặc nước với chất màu được tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa nấm và tảo) Dendrographa và Roccella.

- Vậy quỳ tím màu gì? Loại giấy này có màu gốc ban đầu là màu tím, được sử dụng thường xuyên trong ngành hóa học để thử và kiểm nghiệm độ pH. Sau khi thử nghiệm, giấy quỳ có thể sẽ biến đổi sang màu khác.

- Bên cạnh câu hỏi về định nghĩa và màu sắc của quỳ tím thì “quỳ tím hóa trị mấy?”, “quỳ tím có độc không?” cũng là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

- Với câu hỏi quỳ tím hoá trị mấy thì câu trả lời rất đơn giản là nó KHÔng có hoá trị vì nó chỉ là một chất chỉ thị màu axit-bazo. Quỳ tím chuyển màu phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

- Bên cạnh đó, các loại giấy quỳ đều được làm từ gỗ và trải qua các giai đoạn tương tự như làm giấy. Điểm khác biệt duy nhất giữa giấy quỳ tím và giấy thông thường đó là chúng được bổ sung thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy và được sấy khô. Vì được làm từ gỗ nên loại giấy này không gây độc hại và không có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Các loại quỳ tím phổ biến hiện nay

- Giấy quỳ tím được chia làm hai loại chính là quỳ xanh và quỳ đỏ. Cụ thể:

Loại giấy quỳ đỏ

- Được sản xuất bằng phương pháp xử lý giấy trơn với loại thuốc nhuộm màu đã được ngâm trong một loại dung dịch axit sulfuric loãng vừa đủ và được sấy khô bằng cách cho nó tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài môi trường.

Loại giấy quỳ xanh

- Khi bạn thực hiện thao tác nhúng quỳ xanh vào dung dịch thí nghiệm. Nếu dung dịch có tính acid mạnh, sẽ xảy ra hiện tượng quỳ tím hóa đỏ, còn nếu dung dịch ở điều kiện cơ bản thì nó sẽ giữ nguyên màu. Quỳ xanh thường được áp dụng để thử các loại acid và giấm.

- Ngoài 2 loại quỳ tím phổ biến trên, người ta còn chia quỳ tím thành quỳ tím khô và quỳ tím ẩm. Nếu bạn cho giấy quỳ tím khô vào amoniac thì quỳ tím không đổi màu. Và khi bạn cho giấy quỳ ẩm vào thì quỳ tím chuyển màu xanh.

Một số ứng dụng của quỳ tím trong đời sống

- Quỳ tím là một vật dụng vô cùng quan trọng, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Hỗ trợ phân biệt các loại dung dịch hóa học

- Chỉ với một mẩu quỳ tím nhỏ, người ta có thể nhận biết một cách dễ dàng loại dung dịch mình đang sử dụng có tính bazo hay axit cũng như độ mạnh yếu của chúng dựa vào sự thay đổi đậm nhạt của màu sắc.

+ Nếu quỳ tím chuyển đỏ thì chắc chắn rằng quỳ tím tác dụng với axit. VD: HCL, H2SO4

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm bazo. VD: Quỳ tím tác dụng với NaOH, Ca(OH)2 hoặc KOH,…

+ Quỳ tím gặp nước chuyển màu gì? Nếu quỳ tím không có sự thay đổi về màu sắc thì nó đã gặp nước hoặc amoniac.

Giấy quỳ tím đo độ pH

- Giấy quỳ tím là dụng cụ để thử và nhận biết tính acid, kiềm của dung dịch nào đó. Nếu dung dịch có tính acid, quỳ tím sẽ hóa đỏ, còn khi gặp dung dịch có tính bazo, quỳ tím hóa xanh. Khi nhúng giấy vào nước thì quỳ sẽ chuyển màu sau đó ta sẽ so sánh với bảng màu, mỗi một màu sẽ thể hiện độ pH khác nhau.

- Quỳ tím chỉ cho ta biết độ pH một cách tương đối, độ chính xác không cao. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các loại chỉ thị pH cao cấp hơn như máy đo pH. Các loại máy đo pH ngoài chức năng cho biết chính xác độ pH của dung dịch mà còn cho biết nhiệt độ, độ dẫn điện của loại dung dịch cần đo. Cách làm như sau:

+ Xé 1 miếng giấy quỳ nhúng vào nước, đợi quỳ đổi màu rồi so sánh với bảng màu đi kèm.

+ Kiểm tra độ pH dựa trên bảng màu quy chuẩn.

+ pH < 7 làm quỳ tím hóa xanh: Dung dịch mang tính acid

+ pH 7 đến 14 làm quỳ tím hóa đỏ: Dung dịch mang tính bazo

+ Giấy quỳ chỉ thị màu số 7: Môi trường trung tính.

Ngoài ra quỳ tím thử rỉ ối cũng giúp các bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ kiểm tra sự rò rỉ nước ối dễ dàng hơn để theo dõi sức khoẻ sát sao hơn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Quỳ tím mua ở đâu?

- “Ở đâu bán giấy quỳ tím?” là câu hỏi được đông đảo người dùng quan tâm. Được biết giấy quỳ có giá thành tương đối rẻ nên việc tìm kiếm địa chỉ bán vật dụng này không hề khó. Tuy nhiên, để tìm mua được giấy quỳ đảm bảo chất lượng lại không đơn giản.

- Hiện nay, trên thị trường, bên cạnh những loại giấy quỳ đạt chuẩn đã và đang được sử dụng trong các phòng nghiên cứu thì vẫn tồn tại rất nhiều loại giấy chất lượng kém nhưng lại bán với mức giá cắt cổ. Việc mua phải giấy không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.

- Quỳ tím bán ở hiệu thuốc cũng như các cơ sở y tế hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín nên bạn có thể tìm đến những địa điểm này để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chất nào làm quỳ tím hóa xanh? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😜😜😜😜

    Thích Phản hồi 21/09/22
    • Ngọc Mỹ Nguyễn
      Ngọc Mỹ Nguyễn

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 21/09/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 21/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm