Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?
Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Ý nghĩa của phương trình hóa học
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?
Trả lời:
Ý nghĩa của phương trình hóa học: Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng hóa học. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình phản ứng.
Ví dụ:
Phương trình hóa học:
Từ phương trình hóa học, ta có tỉ lệ chung:
Số nguyên tử Na: Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4:1:2.
Hiểu là: Cứ 4 nguyên tử Na tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Na2O
1. Định nghĩa phương trình hóa học
– Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:
Khí hiđro + khí oxi → nước
– Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:
H2 + O2 → H2O
– Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 → H2O thì
+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O
– Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:
+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H
– Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O
+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau
Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau:
2. Các bước lập phương trình hóa học
Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxihidroxit. Lập PTHH
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
+ Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4 còn ở vế bên trái trong phân tử nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O, H ở vế phải gấp 2 lần vế trái
+ Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái.
+ Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau.
Vậy phương trình đã cân bằng xong.
Bước 3: Viết PTHH:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit (P2O5)
Hướng dẫn:
Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 → P2O5
Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:
P + O2 → P2O5
Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2 , các hệ số 4 và 5 là thích hợp
Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5
3. Ý nghĩa phương trình hóa học
- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
Ví dụ: Trong phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5
Tỉ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8