Oxit nào sau đây là oxit axit?
VnDoc xin giới thiệu bài Oxit nào sau đây là oxit axit? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Oxit nào sau đây là oxit axit?
Câu hỏi: Oxit nào sau đây là oxit axit?
- Fe2O3.
- CrO3.
- FeO.
- Cr2O3.
Giải chi tiết:
FeO và Fe2O3 là các oxit bazơ
Cr2O3 là oxit lưỡng tính
CrO3 là oxit axit
Đáp án B
Oxit axit là hợp chất của kim loại hoặc phi kim với oxy ở mức hóa trị cao nhất.
1. Oxit axit là gì?
Oxit axit hay còn gọi là anhydrid axit, là oxit của phi kim hoặc kim loại với oxy mà ở trong đó, phi kim và kim loại ở trạng thái có số oxy hóa cao nhất. Phần lớn oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với mỗi oxit sẽ có một axit tương ứng. Nó được tạo thành thông qua phản ứng của oxit với nước. Bằng cách loại nước khỏi oxit axit cho đến khi chỉ còn lại một oxit, ta sẽ thu được oxit thuộc nhóm chất này.
Các oxit có tính axit không cho đi proton nhưng lại làm tăng nồng độ ion hydro có trong nước. Ví dụ như cacbon dioxide làm tăng nồng độ ion hydro trong nước mưa từ pH = 5,6 lên đến 25 lần so với nước tinh khiết có pH = 7.
Các oxit của nguyên tố chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có tính tuần hoàn liên quan đến tính axit. Oxit của kim loại kiềm (Na và Mg) có tính kiềm, oxit nhôm là chất lưỡng tính khi phản ứng cả dưới dạng base hoặc axit còn oxit của một số phi kim như silic, phốt pho, lưu huỳnh và clo thì có tính axit. Một số oxit phi kim loại như oxit nito, carbon dioxit không có tính axit, cũng không có tính bazo.
Đối với môi trường, các oxit axit có ý nghĩa lớn, trong đó, oxit lưu huỳnh và oxit nito chính là 2 chất gây mưa axit khi phản ứng với hơi nước có trong khí quyển.
2. Cách gọi tên oxit axit
Để gọi tên oxit axit, người ta sẽ gọi theo công thức như sau:
Tên oxit axit: (tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + tên phi kim + (tên tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”
Chỉ số | Tên tiền tố | Ví dụ |
1 | Mono (không cần đọc đối với những hợp chất thông thường) | ZnO: kẽm oxit |
2 | Đi | UO2: Urani đioxit |
3 | Tri | SO3: Lưu huỳnh trioxit |
4 | Tetra | |
5 | Penta | N2O5: Đinitơ pentaoxit |
6 | Hexa | |
7 | Hepa | Mn2O7: Đimangan heptaoxit |
3. Tính chất hóa học của oxit.
Ở hóa 8 bài oxit có một số những tính chất hoá học của oxit mà chúng ta cần phải biết đó là:
Tính tan của oxit
Hầu hết các loại oxit axit hòa tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch oxit.
CO2 + H2O ⇔ H2CO3
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tác dụng với oxit bazơ tan
Khi oxit bazo tác dụng với oxit axit sẽ tạo ra muối
P2O5 + 3Na2O → 2Na3PO4
SO3 + CaO → CaSO4
Tác dụng với bazơ tan
Bazơ tan là bazơ của những kim loại kiềm cùng với kiềm thổ. Có 4 bazơ tan đó là: Ca(OH)2, NaOH, Ba(OH)2 và KOH.
Tạo ra những sản phẩm khác nhau sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ mol giữa bazơ và oxit axit khi tham gia phản ứng. Có thể là muối axit, muối trung hoà với nước hay là hỗn hợp của cả 2 muối.
4. Một số dạng bài tập về Oxit axit
Các bước giải cơ bản
Dạng các bài toán về các oxit axit cho tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH,…)
Phương trình phản ứng:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ với oxit axit (ký hiệu T)
- Nếu T ≥ 2: thu được sản phẩm là muối trung hòa, xảy ra phản ứng (1)
- Nếu 1<T<2: thu được sản phẩm là muối axit và muối trung hòa, xảy ra đồng thời 2 phản ứng là (1) và (2)
- Nếu T ≤ 1: thu được sản phẩm là muối axit và chỉ xảy ra phản ứng (2)
Bước 2: Viết PTHH
Bước 3: Từ phương trình hóa học kết hợp áp dụng các định luật như định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải đáp các yêu cầu đề bài đưa ra
Dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2,…)
Phương trình:
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)
Các bước giải tương tự cách giải khi oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm
Bài tập cụ thể
Bài tập 1: Khi cho 1,68 lít CO 2 (đktc) sục vào trong bình đựng 250ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng là không thay đổi. Hãy tính nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng.
Lời giải:
Theo bài ra, ta có được: nCO2 = V/22,4 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
Do KOH dư nên phản ứng tạo ra sản phẩm là muối trung hòa
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
1mol 1mol
0,075 x?mol
Từ Phương trình phản ứng ta có: nK2CO3 = nCO2 = 0,075 (mol)
Vì thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi nên Vdd = 250 ml = 0,25 lít
Nồng độ muối thu được sau phản ứng sẽ bằng: CM(K2CO3) = n/V = 0,0075 / 0,25 = 0,3 (mol/l)
Bài tập 2: Sử dụng dung dịch Ba(OH) 2 0,1M 400ml để hấp thụ hết hoàn toàn V lít khí SO 2 (ở đktc). Sau phản ứng chúng ta thu được sản phẩm là muối BaSO 3 không tan. Hãy tính giá trị bằng số của V.
Lời giải
Theo bài ra, ta có: VBa(OH)2 = 0,4 (l)
nBa(OH)2 = V.CM = 0,4. 0,1= 0,04 (mol)
Phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O
1 mol 1 mol
X?mol 0,04 mol
Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = nBa(OH)2 = 0,04 (mol)
VSO2 = 22,4. nCO2= 22,4 . 0,04 = 0,896 (lít)
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Oxit nào sau đây là oxit axit? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8