Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính độ tan của một chất trong nước

VnDoc xin giới thiệu bài Cách tính độ tan của một chất trong nước được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Độ tan là gì?

Độ tan (độ hòa tan) của một chất được hiểu là số gam chất đó tan trong 100g dung môi (thường là nước) để tạo thành một dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ cho trước.

Độ tan của một chất trong nước

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

II. Chất tan và chất không tan

Có chất không tan và có chất tan, có chất tan nhiều, có chất tan ít

Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 tan ít trong nước.

Muối:

- Những muối natri, kali đều tan

- Những muối nitrat đều tan

- Phần lớn các muối clorat, sunfat tan được. Phần lớn muối cacbonat không tan

III. Công thức tính độ tan

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

* Phương pháp giải bài tập tính độ tan:

Áp dụng công thức tính độ tan:

S = m ct/ m dd x 100

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdd là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

– Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với độ tan của chất rắn: Hầu như ở trong mọi trường hợp, hoàn cảnh thì nhiệt độ sẽ tỷ lệ thuận với độ tan của chất rắn, điều đó được giải thích dễ hiểu rằng: khi mà nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất rắn cũng tăng theo, và ngược lại!
– Sự ảnh hưởng của chất khí với nhiệt độ và áp suất trong độ tan: Khác với chất rắn thì ở chất khí, khi mà nhiệt độ và áp suất cao thì khả năng tan của chất khí vô cùng thấp và ngược lại.

V. Bảng tính tan trong nước của các Axit - Bazo -Muối

ôn tập hóa học 8

VI. Dạng bài tập tính toán

Dạng 1: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần thiết cho thêm vào dung dịch

Đối với dạng bài tập này, chúng ta có phương pháp giải như sau:

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính:

mdd tạo thành = mtinh thể+ mdd ban đầu

mchất tan trong dd tạo thành = mchất tan trong tinh thể + mchất tan trong dd ban đầu

Sau khi đã ra kết quả tiếp tục áp dụng theo công thức tính khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành:

m = mchất tan có trong tinh thể + mchất tan có trong dung dịch ban đầu.

Dạng 2: Tính lượng chất tan cần tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ

Phương pháp giải của dạng bài tập này như sau:

Bước 1: Tính khối lượng của dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ (t1)

Bước 2: Đặt a (g) là khối lượng chất tan A tìm sau khi thay đổi nhiệt độ.

Bước 3: Tính lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa khi ở (t2)

Bước 4: Áp dụng công thức tính độ tan hay C% trong dung dịch bão hòa để tìm ẩn a.

VII. Bài tập vận dụng

Ví dụ 1: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rằng ở nhiệt độ này 360 ml nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: S = mct/mH2O .100 = 129,6/360 .100 = 36 (g/100g nước)

Ví dụ 2. Ở 25oC, độ tan của NaCl là 36 gam. Thể tích nước cần dùng để hòa tan 1 mol NaCl ở cùng nhiệt độ trên là bao nhiêu?

Giải

Theo đề bài ta có mNaCl= n.M = 58,5 gam

Ta có: mH2O = mct/S.100 = 58,5/36.100 = 162,5 gam

=> VH2O = 162,5 ml

Ví dụ 3. Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết ở nhiệt độ này, hoà tan hết 143 g Na2CO3.10H2O trong 250g nước thì được dung dịch bão hoà

Giải

nNa2CO3.10H2O = 143/286 = 0,5mol

=> mNa2CO3 = 0,5.106 =53 gam

=> mH2O = 0,5.180=90 gam

Tổng khối lượng nước : 90 + 250 = 340 gam

S = 53/340.100 = 15,59

Vậy độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 15,59 gam

Ví dụ 4. Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.

Giải

100g H2O ở 25oC hòa tan 36g NaCl

75g H2O ở 25oC hòa tan x?g NaCl

x = (75.36)/100 = 27 gam

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa.

Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27 - 26,5 = 0,5(g) NaCl ở 25oC

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách tính độ tan của một chất trong nước. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu chó
    Gấu chó

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 21/09/22
    • Hai lúa
      Hai lúa

      👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 21/09/22
      • Phô Mai
        Phô Mai

        ✌✌✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 21/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm