Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?

Lời giải:

Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy một lớp sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.

Từ đó ta có thể nhận định trong không khí chứa hơi nước.

1. Thành phần của không khí

1.1. Thí nghiệm

- Ống đong có 6 vạch.

- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín → không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay

- Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 (số 1).

- Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5).

⇒Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần.

- Hay VO2=15Vkk

- Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần.

* Kết luận:

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.

* Thành phần theo thể tích của không khí là:

- 21% khí O2 .

- 78% khí N2

- 1% các khí khác (hơi H2O, CO2, khí hiếm, …)

1.2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa chất nào khác?

- Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh để trong không khí và hiện tượng sương mù chứng tỏ không khí có hơi nước.

- Khí cacbonic CO2 tạo thành màng trắng với nước vôi ở hố vôi tôi, chứng tỏ CO2 có sẵn trong không khí.

- Các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm như Neon Ne, Argon Ar, bụi khói ...) có trong không khí với tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

1.3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường

- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, phá hại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…

Các biện pháp nên làm:

- Xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông…

- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh…

2. Sự cháy và sự oxi hóa

2.1. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

2.2. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

3. Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy

3.1. Các điều kiện phát sinh sự cháy

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

3.2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

3.3. Kết luận

- S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.

- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:

+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với khí O2.

+ Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.

+ Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:

+ Dùng bao dày đã tẩm nước.

+ Dùng cát, đất.

+ Phun khí CO2.

- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.

- Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.

4. Bài tập

Câu 1: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

  1. Phát sáng
  2. Cháy
  3. Tỏa nhiệt
  4. Sự oxi hóa xảy ra chậm

=> Đáp án: C. Tỏa nhiệt

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là đều tỏa nhiệt

Câu 2: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  1. Photpho
  2. Oxi
  3. Không xác định được
  4. Cả hai chất đều hết

=> Đáp án: A. Photpho

Vì:

Số mol O2 là: nO2 = 6/32 = 0,1875mol

Số mol P là: nP = 6,2/31 = 0,2mol

PTHH: 4P + 5O2 to→ 2P2O5

Xét tỉ lệ: np/4 = 0,2/4 và nO2/5 = 0,1875/5 = 0,375

Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư

Câu 3: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

  1. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
  2. Cách li chất cháy với oxi.
  3. Quạt.
  4. A và B đều đúng.

=> Đáp án: D. A và B đều đúng.

Vì:

* Biện pháp dập tắt sự cháy

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxi.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 25/09/22
    • Bơ

      👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 25/09/22
      • Song Tử
        Song Tử

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 25/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm