Sự cháy là gì?
Sự cháy là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Sự cháy là gì?
Câu hỏi: Sự cháy là gì? Cho ví dụ. Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: Nến cháy, khí gas cháy,...
- So sánh sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi:
+ Giống nhau về bản chất: đó là sự oxi hóa.
+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi.
1. Sự cháy là gì?
- Cháy là phản ứng oxy hóa khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxy hóa, thường là oxy khí quyển, tạo ra các sản phẩm oxy hóa thường dạng hơi, trong một hỗn hợp gọi là khói. Sự cháy tạo ra ngọn lửa, và tạo ra nhiệt độ đủ cho sự cháy tự duy trì.
- Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
+ Có phản ứng hóa học
+ Có tỏa nhiệt
+ Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
- Để hình thành sự cháy, cần thiết phải có ba yếu tố:
+ Chất cháy, có nghĩa là chất đốt (trong trường hợp trên là than củi), tất cả các chất đốt được kí hiệu bởi các biểu tượng trên bao bì như hình vẽ ở phía dưới đây:
F - Chất dễ cháy | F+ - Chất cháy rất mạnh | GHS02 |
+ Chất gây cháy, có nghĩa là một chất mang oxi (ở đây là kali nitrat), chúng được kí hiệu bởi các biểu tượng trên bao bì :
O - Tác nhân gây cháy | GHS03 |
+ Một năng lượng tối thiểu, trong trường hợp trên là nhiệt, những tia lửa, một ngọn lửa, một áp suất, một sự cọ sát
2. Nguyên nhân cháy là gì?
Cháy gây ra bởi quá trình phản ứng tiếp xúc giữa 3 yếu tố:
- Nhiệt : Nhiệt được tạo ra bởi rất nhiều nguồn như điện, tia lửa, ma sát..vv
- Nhiên liệu: Bất kỳ cái gì có thể cháy được đề là nhiên liệu của quá trình cháy. Ví dụ như những cái mà chúng ta thấy hàng ngày như giấy, gỗ, xăng, dầu, vải, vvv. Nhiên liệu cháy có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí (gas).
- Oxy: Oxy luôn có sẵn trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. trong quá trình cháy thì Oxy quanh đám cháy sẽ tham gia phản ứng cháy. Có càng nhiều Oxy tham gia thì đám cháy càng trở lên mạnh hơn và hung hãn hơn..
3. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy.
- Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy:
+ Mùi vị sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên, do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.
+ Khói: khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất chấy khác nhau nên có màu sắc khác nhau màu sắc của khói phụ thuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
+ Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.
- Từ các dấu hiệu của đám cháy giúp ta phát hiện được đám cháy phán đoán được loại chất cháy để có biện pháp sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật chữa cháy cho phù hợp đạt hiệu quả cao.
4. Phân loại đám cháy
- Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như sau:
+ Chất cháy rắn: Ký hiệu A
+ Chất cháy lỏng: Ký hiệu B
+ Chất cháy khí: Ký hiệu C
+ Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
+ Cháy điện: Ký hiệu E
- Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sự cháy là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8