Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu đặc điểm của bình thông nhau

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nêu đặc điểm của bình thông nhau được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm của bình thông nhau

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của bình thông nhau?

Trả lời:

* Nêu đặc điểm của bình thông nhau

+ Bình thông nhau là những bình có nhiều nhánh, thông với nhau ở đáy.

+ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.

1. Bình thông nhau

- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng, ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.

* Cấu tạo của bình thông nhau:

- Bình thông nhau là 1 bình có hai nhánh thông với nhau

* Nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau:

- Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.

Lưu ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy thủy lực.

Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:

ôn tập hóa học 8

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

  1. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  2. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  3. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  4. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Tiết diện của nhánh bình thông nhau không nhất thiết phải bằng nhau

⇒ Đáp án B

Bài 2: Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 150cm2 và 300cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k như hình vẽ. Lúc đầu khoá k để ngăn cách hai bình, sau đó đổ v (cm3) dầu vào bình A, đổ v (cm3) nước vào bình B.

ôn tập hóa học 8

Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1=8000N/m3 ; d2= 10000N/m3. Kết luận nào sau đây là chính xác?

  1. áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B vì thể tích chất lỏng ở hai bình là như nhau
  2. áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B
  3. áp suất đáy bình A lớn hơn áp suất đáy bình B
  4. áp suất đáy bình A nhỏ hơn áp suất đáy bình B

⇒ Đáp án C.

Bài 3: Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng rượu, bình B đựng thủy ngân tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, chất lỏng có chảy từ bình nọ sang bình kia không?

  1. Thủy ngân chảy sang rượu
  2. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau
  3. Rượu chảy sang thủy ngân vì lượng rượu nhiều hơn
  4. Rượu chảy sang thủy ngân hoặc ngược lại tùy vào tiết diện hai nhánh

⇒ Đáp án: A

- Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng một độ cao h được tính theo công thức:

p = d.h

- Hai nhánh này có độ cao như nhau nhưng trọng lượng riêng thủy ngân lớn hơn rượu nên áp suất ở đáy nhánh B lớn hơn nhánh A. Vì vậy thủy ngân chảy sang rượu

Bài 4: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.

  1. 10 cm,
  2. 20 cm,
  3. 30 cm,
  4. D. 40 cm

Lời giải:

- Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là s, ống lớn là 2s.

- Sau khi mở khóa T cột nước ở hai nhánh có cùng chiều cao h.

- Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:

2s.30 = s.h + 2s.h

⇒ h = 20 cm

⇒ Đáp án B

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm của bình thông nhau. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 27/09/22
    • mineru
      mineru

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 27/09/22
      • shinichiro
        shinichiro

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 27/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm