Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Oxit là hợp chất của oxi với

Oxit là hợp chất của oxi với được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Oxit là hợp chất của oxi với

  1. Một nguyên tố phi kim
  2. Một nguyên tố kim loại
  3. Một nguyên tố hóa học khác
  4. Nhiều nguyên tố hóa học khác

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Một nguyên tố hóa học khác

Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác

1. Định nghĩa oxit

– Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ:

Cacbon dioxit (CO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), diphopho pentaoxit (P2O5)…

Sắt (III) oxit (Fe2O3), đồng (II) oxit (CuO) , canxi oxit (CaO)…

2. Công thức oxit

* Công thức chung: MxOy Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x,

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 2. y = n . x

3. Phân loại oxit

Có 4 loại:

Oxit axit:

- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

- Ví dụ:

Lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4

Cacbon đioxit có công thức hóa học là CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

Điphopho Pentaoxit có công thức hóa học là P2O5 tương ứng với axit là H3PO4

Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 tương ứng với axit là H2SO3

Oxit bazo

- Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

- Ví dụ:

Natri oxit có công thức hóa học là Na2O tương ứng với bazơ là NaOH

Canxi oxit có công thức hóa học là CaO tương ứng với bazơ là Ca(OH)2

Bari oxit có công thức hóa học là BaO tương ứng với bazơ là Ba(OH)2

Đồng 2 oxit có công thức hóa học là CuO tương ứng với bazơ là Cu(OH)2

Oxit lưỡng tính

Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO.

Oxit trung tính

Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không phản ứng với axit, bazơ, nước.

Ví dụ: Cacbon monoxit - CO, Nitơ monoxit - NO,...

4. Cách gọi tên

* Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

Ví dụ:

FeO: Sắt (II) oxit.

Fe2O3: Sắt (III) oxit.

CuO: Đồng (II) oxit.

MgO: Magie oxit.

* Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1.

- Đi: nghĩa là 2.

- Tri: nghĩa là 3.

- Tetra: nghĩa là 4.

- Penta: nghĩa là 5.

Ví dụ:

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

CO2: Cacbon đioxit.

N2O3: Đinitơ trioxit.

N2O5: Đinitơ pentaoxit.

5. Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit

Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On

Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n

Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.

Bước 4: Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R

6. Luyện tập

Bài 1: A, B là 2 chất khí ở điều kiện thường, A là hợp chất của nguyên tố X với oxi (trong đó oxi chiếm 50% khối lượng), còn B là hợp chất của nguyên tố Y với hiđro (trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng). Tỉ khối của A so với B bằng 4. Xác định công thức phân tử A, B. Biết trong 1 phân tử A chỉ có một nguyên tử X, 1 phân tử B chỉ có một nguyên tử Y.

Đáp án

a có công thức tổng quát: A:XOn; B:YHm

Trong A, Oxi chiếm 50% khối lượng:

<=> 50X + 800n = 1600n

<=> X = 16n

+ Khi n = 1 => X= 16 (loại)

+ Khi n = 2 =>X = 32 (S)

+ Khi n = 3 => X = 48 (loại)

+ Khi n = 4 =>X = 64 (loại). (Vì Cu có hóa trị I và II )

Vậy X là Lưu huỳnh

=>CTPT của A: SO2

Trong B, Hidro chiếm 25% khối lượng

<=> 25Y + 25m = 100m

=>Y = 3m (I)

=>MYHm = 16 (g/mol)

<=>Y + m=16<=>Y + m=16

Thay (I) vào, ta được:

3m + m = 16

=>m = 4

=>Y = 3m = 12(C) => Công thức phân tử của B: CH4

Bài 2: Một oxit của kim loại M có %M = 63,218. Tìm công thức oxit.

Đáp án

Gọi CT: MxOy

%O = 100 - 63.218 = 36.782 (%)

Theo đề bài ta có:

=> 36.782Mx = 1011.488y

=> Mx = 27.5y => M = 27.5y/x

+ Nếu x = 1, y = 1 => M = 27.5 (loại)

+ Nếu x = 2, y = 1 => M = 55 (Mn)

+ Nếu x = 3, y = 1 => Loại

Vậy CT: MnO2

Bài 3: Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A.

Đáp án

Gọi công thức của oxit là NxOy

Vì dNxOy/kk = 1,59 => MNxOy = 1,59.29 ≈ 46,11

=> MNxOy = 46

=> 14x + 16y = 46 (x,y nguyên)

Giả sử x = 0 => y ≤ 2,875 => y ≤ 2

+ Khi y=1 thì x=2,14 (loại)

+ Khi y=2 thì x=1 (thoả mãn)

Vậy công thức oxit là NO2.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Oxit là hợp chất của oxi với. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 30/09/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 30/09/22
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 30/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm