Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

NO2 là oxit gì?

NO2 là oxit gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: NO2 là oxit gì?

Trả lời:

Nitơ dioxide, hay nitơ (IV) oxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học NO2. Nó là một trong các loại nitơ oxit.

NO2 là một hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của axit nitric hay trong nước nó là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn từ amoniac thành nitrite và cuối cùng là nitrat. NO2 có các tên gọi như Nitrit, nitơ đioxit, điôxit nitơ.

1. Cấu tạo phân tử của NO2 là gì?

Nitơ điôxít là một phân tử thuận từ, cong với nhóm điểm C2V đối xứng.

Đặc điểm phân tử:

Nitơ dioxide có khối lượng phân tử 46,0055 g/mol, khiến cho nó nặng hơn không khí với khối lượng phân tử trung bình là 28,8. Độ dài liên kết giữa các nguyên tử nitơ và nguyên tử oxy là 119,7 pm. Chiều dài liên kết này là phù hợp với bậc liên kết giữa 1 và 2.

Nitơ dioxide phản ứng với nước theo phương trình:

3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO

NO2 là chất khí màu nâu đỏ, có khả năng bao phì lên vùng đô thị và làm giảm tầm nhìn của mắt thường. Đây là chất khí có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học.

Khí NO2 sinh ra từ đâu?

Hiện nay, trong môi trường tự nhiên khí NO và NO2 là hai loại oxit Nitơ thường gặp. Chúng được sinh ra nhờ sự kết hợp giữa khí Nitơ và oxy trong không khí kết hợp với nhau ở nhiệt độ cao.

Trong khí quyển, khí NO2 sẽ kết hợp với các gốc OH trong không khí để tạo thành HNO3, khi trời mưa, NO2 cà các phân tử HNO3 sẽ hòa vào nước mưa và làm giảm độ pH trong nước. NO2 là một trong nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Trong Ozon, NO2 có thể được sinh ra theo phản ứng oxy hóa NO:

NO + O3 → O2 + NO2

2. Tính chất lý hóa của NO2

2.1 Tính chất vật lý của NO2

- NO2 là chất màu nâu đỏ và có mùi gắt đặc trưng.

- Khối lượng mol: 46.0055 g mol−1

- Khối lượng riêng: 1.88 g dm−3

- Điểm nóng chảy: −11,2°C (261,9 K; 11,8°F)

- Điểm sôi: 21,2°C (294,3 K; 70,2°F)

- Áp suất hơi: 98.80 kPa (at 20°C)

2.2 Tính chất hóa học của NO2

NO2 tham gia vào phản ứng Oxy hóa khử với phương trình sau đây:

3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO

Trong phản ứng này NO2 đóng vai trò vừa là chất oxy hóa vừa là chất khử.

Ngoài ra, NO2 còn tham gia phản ứng quang hóa sau để điều chế NO :

NO2 + hν (λ < 430 nm) → NO + O

3. Nguồn gốc phát sinh NO2

Oxit Nitơ hiện nay có nhiều loại nhưng thường gặp nhất là NO và NO2. Chất khí này được hình thành giữa khí Nitơ và oxy trong không khí kết hợp với nhau ở điều kiện nhiệt độ cao. Do vậy nó chỉ thường thấy ở các khu công nghiệp và đô thị lớn.

Trong khí quyển, NO2 kết hợp với các gốc OH trong không khí để tạo thành HNO3. Khi trời mưa thì NO2 và các phân tử HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất sẽ làm giảm độ PH của nước mưa. NOx và CO2 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí.

Ozon trong tầng đối lưu có thể oxy hóa NO thành NO2:

NO + O3 → O2 + NO2

Đây là phản ứng nhanh, nhưng không xảy ra hoàn toàn.

4. Tác hại của NO2

4.1 Tác hại của NO2 đến sức khỏe con người

NO2 là loại khí rất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, độc hơn hơn cả NO. Ở nhiệt độ bình thường, Khí NO2 thường hay đi kèm với Na2SO4 để tạo nên một hỗn hợp khí màu đỏ, khó ngửi và cực kì độc.

- Nồng độ NO2 ở vào khoảng 50 – 100 ppm dưới 1h rất có thể sẽ gây viêm phổi trong 6 – 8 tuần.

- Nồng độ NO2 ở vào khoảng 150 – 200 ppm dưới 1h cũng sẽ gây phá hủy dây khí quản và gây tử vong nếu thời gian nhiễm độc kéo dài 3 – 5 tuần.

- Nồng độ NO2 là 500 ppm hay có thể lớn hơn trong 2 – 10 ngày thì sẽ gây tử vong.

- Người ta cho rằng có thể một số hệ enzim của tế bào rất dễ bị phá hủy bởi NO2.

- Hàm lượng Nitrit trong cơ thể cao sẽ gây ức chế oxi dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong máu, cơ thể thiếu oxi sẽ bị choáng váng và có thể ngất đi. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

- Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư

4.2 Tác hại của NO2 đối với sinh vật

- Tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc NO2.

- NO2 không chỉ làm cá thiếu oxy vì tạo ra MetHb mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác bởi nhiều cơ chế khác nhau.

4.3 Tác hại của NO2 đối với môi trường

- NO2 sẽ dễ dàng tạo thành HNO3 trong bầu khí quyển, gặp những điều kiện thuận lợi sẽ kết hợp góp phần tạo nên mưa axit.

- Gây nên sự ô nhiễm môi trường không khí và nước .

4.3 Tuy nhiên, NO2 vẫn có vài công dụng như:

- Trong sản xuất thịt chế biến sẵn người ta thường bổ sung nitrite để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu.

- Ngoài ra, việc bổ sung nitrite có tác dụng giúp thịt có màu đỏ tươi đẹp bắt mắt, giữ được màu đỏ tươi dù đã qua chế biến ở nhiệt độ cao và làm thịt có mùi đặc trưng hơn.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu NO2 là oxit gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 271
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Quy
    Bánh Quy

    🖐🖐🖐🖐🖐

    Thích Phản hồi 29/09/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 29/09/22
      • Sói
        Sói

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 29/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm