Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước
Câu hỏi: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?
Lời giải:
Mô tả thí nghiệm:
Nạp đầy khí NH3 vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng ống cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng dần ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh chứa nước có pha vài giọt dung dịch phenolphtalein, ta thấy nước trong chậu phun vào bình thành những tia màu hồng. Đó là do khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Tia nước có màu hồng chứng tỏ dung dịch có tính bazơ.
Giải thích: Khí amoniac tan rất nhanh trong nước là giảm áp suất trong bình nên áp suất ngoài không khí nén vào mặt thoáng của chậu nước làm nước phun lên trong ống thuỷ tinh thành dòng. Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
I. Cấu tạo phân tử NH3
- Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử hiđro.
- Ba liên kết N-H đều là liên kết cộng hóa trị có cực, các cặp electron chung đều lệch về phía nguyên tử nitơ
=> NH3 là phân tử có cực.
II. Tính chất vật lí
Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí; tan tốt trong nước
III. Tính chất hóa học
1. Tính bazơ yếu
Tác dụng với nước
- Khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion amoni NH+ và ion hiđroxit OH−, làm cho dung dịch có tính bazơ và dẫn điện.
Trong dung dịch, amoniac là bazơ yếu. Dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím sẽ chuyển thành màu xanh.
Tác dụng với dung dịch muối
Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.
Tác dụng với axit
Amoniac tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối amoni.
2. Tính khử
Trong phân tử amoniac, nitơ có số oxi hóa thấp nhất là -3 nên có tính khử.
Tác dụng với oxi
Amoniac cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.
Tác dụng với clo
Clo oxi hóa mạnh amoniac tạo ra nitơ và hiđro clorua, đồng thời NH3 kết hợp ngay với HCl tạo thành “khói” trắng NH4Cl.
IV. Ứng dụng NH3
Amoniac được sử dụng chủ yếu để:
- Sản xuất axit nitric, phân đạm như urê, amoni nitrat, amoni sunfat...
- Điều chế hidrazin N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.
- Amoniac lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.
V. Điều chế NH3
Trong phòng thí nghiệm
Khí amoniac được điều chế bằng cách đun nóng muối amoni với Ca(OH)2. Ví dụ:
NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + NH3 + H2O
Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống CaO.
Còn muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc.
Trong công nghiệp
N2 + 3H2 → 2NH3 ΔH < 0
- Là phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt. Các điều kiện của phản ứng bao gồm:
+ Nhiệt độ: 450 - 500oC. Ở nhiệt độ thấp hơn, cân bằng hóa học chuyển dịch sang phải làm tăng hiệu suất phản ứng nhưng lại giảm tốc độ phản ứng.
+ Áp suất từ 200 đến 300 atm.
+ Chất xúc tác là sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O...
- Khí amoniac tạo thành có lẫn nitơ và hidro. Hỗn hợp khí được làm lạnh chỉ có amoniac hóa lỏng và được tách ra. Còn hai khí nitơ và hidro chưa phản ứng lại được bổ sung vào hỗn hợp nguyên liệu ban đầu.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8