Đơn vị Cacbon là gì?

Đơn vị Cacbon là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đơn vị Cacbon là gì? Nguyên tử khối là gì?

Trả lời:

- Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì lý do đó khoa học đã dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng nguyên tử. Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon.

Đơn vị cacbon viết tắt là đvC, kí hiệu là u.

- Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Ví dụ:

Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của: Al = 27 đvC, C = 12 đvC, O = 16 đvC.

1. Đơn vị Cacbon là gì?

Đơn vị Cacbon được quy định là đơn vị dùng để đo khối lượng nguyên tử, ký hiệu là đvC. 1 đơn vị Cacbon bằng 1/12 của khối lượng hạt nhân nguyên tử cacbon đồng vị C12.

Tại Việt Nam, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, được gọi là Đơn vị Cacbon, viết tắt là đvC.

Trong Hệ Đo lường Quốc tế (SI), nó được ký hiệu bằng chữ "u". Theo quy ước trong hệ Đo lường Quốc tế:

1 u = 1/NA gam = 1/(1000 NA) kg

(Với NA là hằng số Avogadro)

1 u ≈ 1.66053886 x 10−27 kg

1 u ≈ 1.6605 x 10−24 g

Chắc hẳn cũng có nhiều bạn thắc mắc, tại sao người ta lại chọn đơn vị Cacbon làm đơn vị đo khối lượng nguyên tử chuẩn chứ không phải các nguyên tử khác?.

Thực chất vào thế kỷ thứ XII, các nhà khoa học đã từng sử dụng Hydro hay Oxi làm đơn vị chuẩn. Nhưng sau đó các nhà khoa học đã chứng minh được 2 đơn vị này có sai số lớn hơn đơn vị Cacbon. Vì thế vào năm 1961, Viện Đo lường Quốc tế đã thống nhất sử dụng đơn vị Cacbon vì sự phổ biến của nguyên tử cacbon đồng vị C12 trong tự nhiên cũng như chỉ số sai số là rất thấp.

2. Nguyên tử khối là gì?

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Nguyên tố khác nhau thì nguyên tử khối cũng khác nhau.

Tuy nhiên khối lượng tính bằng đơn vị Cacbon chỉ là khối lượng tương đối.

Ví dụ: Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 (đvC), của Magie (Mg) = 24 (đvC).

Từ việc nghiên cứu nguyên tử khối là gì, chúng ta có thể tra cứu nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố trong bảng nguyên tử khối (Sách giáo khoa Hóa học lớp 8 – trang 42) hoặc trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

3. Khối lượng nguyên tử

Đơn vị khối lượng nguyên tử là một đơn vị đo khối lượng cho khối lượng của các nguyên tử và phân tử. Nó được quy ước bằng một phần mười hai khối lượng của nguyên tử cacbon 12. Do đó, đơn vị khối lượng nguyên tử còn được gọi là đơn vị cacbon, ký hiệu là đvC.

4. Nguyên tử khối trung bình

Hầu hết các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định => nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

Giả sử nguyên tố X có 2 đồng vị A và B. kí hiệu A,B đồng thời là nguyên tử khối của 2 đồng vị, tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là a và b. Khi đó: nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là:

Trong những phép toán không cần độ chính xác cao, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối.

Công thức tính khối lượng mol nguyên tử Công thức và các bước tính khối lượng nguyên tử

Bước 1: Cần nhớ 1 đvC = 0,166 . 10-23

Bước 2: Tra bảng nguyên tử khối của nguyên tố. Chẳng hạn nguyên tố A có nguyên tử khối là a, tức A = a. Chuyển sang bước 3.

Bước 3: Khối lượng thực của A: mA = a . 0,166.10-23 = ? (g)

Một số công thức tính thường dùng

Tính số mol: + Khi cho khối lượng chất: n = (mol); Khi cho thể tích chất khí: n = (mol)

Khi cho CM, Vlit dung dịch: n =CM.V (mol); Khi cho khối lượng dung dịch, nồng độ phần trăm: n = (mol)

Tính khối lượng: m= n.M( gam); khối lượng chất tan: mct = (gam)

Tính nồng độ: Nồng độ C%= 100%; tính nồng độ mol của dung dịch: CM= (M) (nhớ đổi V ra lit)

5. Bài tập nguyên tử khối

Bài tập 1 (bài tập 5, trang 20, sgk Hóa học lớp 8): Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:

a) Nguyên tử Cacbon

b) Nguyên tử Lưu huỳnh

c) Nguyên tử Nhôm

Hướng dẫn giải

Để làm được bài tập này, chúng ta cần xác định được nguyên tử khối của các nguyên tử Magie (Mg), Cacbon (C), Lưu huỳnh (S) và Nhôm (Al) dựa vào bảng nguyên tử khối.

a) Nguyên tử khối của Mg = 24; nguyên tử khối của C = 12

=> Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử C 24/12 = 2 lần.

b) Nguyên tử khối của Mg = 24; nguyên tử khối của S = 32

=> Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử S 24/32 = 0,75 lần.

c) Nguyên tử khối của Mg = 24, nguyên tử khối của Al = 27

=> Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử Al 24/27 = 8/9 lần.

Bài tập 2: (bài tập 6, trang 20, sgk Hóa học lớp 8) Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử Nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải

Nguyên tử khối của nguyên tử Nito = 14 đvC. Mà nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Nito

=> Nguyên tử khối của X = 14 x 2 = 28 (đvC)

Nguyên tử X là là nguyên tố Silic, kí hiệu là Si.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn vị Cacbon là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 118
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bờm
    Bờm

    😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 23/09/22
    • Lớp Hóa cô Tuyết
      Lớp Hóa cô Tuyết

      🤪🤪🤪🤪🤪🤪🤪🤪

      Thích Phản hồi 23/09/22
      • Hai lúa
        Hai lúa

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 23/09/22

        Hóa 8 - Giải Hoá 8

        Xem thêm