Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện, những khí nào được sinh ra?
Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện, những khí nào được sinh ra? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện
Câu hỏi: Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện, những khí nào được sinh ra? Tỷ lệ thể tích giữa các khí như thế nào? Viết phương trình hóa học xảy ra.
Trả lời:
- Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện, sẽ sinh ra hai khí là khí hiđro và khí oxi.
- Thể tích khí hiđro bằng hai lần thể tích khí oxi.
1. Định nghĩa phản ứng phân hủy
- Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.
- Phân hủy hóa học là sự phân hủy của một thực thể duy nhất (phân tử bình thường, trung gian phản ứng, v.v.) thành hai hoặc nhiều mảnh. Phân hủy hóa học thường được coi và được định nghĩa là trái ngược hoàn toàn với tổng hợp hóa học. Nói tóm lại, phản ứng hóa học trong đó hai hoặc nhiều sản phẩm được hình thành từ một chất phản ứng duy nhất được gọi là phản ứng phân hủy.
- Các chi tiết của một quá trình phân hủy không phải lúc nào cũng được xác định rõ nhưng một số quy trình có thể hiểu được; cần rất nhiều năng lượng để phá vỡ các liên kết. Vì tất cả các phản ứng phân hủy phá vỡ các liên kết giữa thực thể lại với nhau để tạo thành các phần cơ bản đơn giản hơn của nó, các phản ứng sẽ đòi hỏi một số dạng năng lượng này ở các mức độ khác nhau. Do quy tắc cơ bản này, người ta biết rằng hầu hết các phản ứng này là phản ứng thu nhiệt mặc dù các trường hợp ngoại lệ vẫn tồn tại.
- Tính ổn định của hợp chất hóa học cuối cùng bị hạn chế khi tiếp xúc với các điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm hoặc độ axit của dung môi. Bởi vì sự phân hủy hóa học này thường là một phản ứng hóa học không mong muốn. Tuy nhiên, phân hủy hóa học đang được sử dụng theo nhiều cách.
- Ví dụ, phương pháp này được sử dụng cho một số kỹ thuật phân tích, đáng chú ý là phép đo phổ khối, phân tích trọng lực truyền thống và phân tích bằng phương pháp đo nhiệt. Ngoài ra các phản ứng phân hủy được sử dụng ngày nay vì một số lý do khác trong việc sản xuất nhiều loại sản phẩm. Một trong số đó là phản ứng phân hủy nổ của natri azide [(NaN3)2] thành khí nitơ (N2) và natri (Na). Chính quá trình này cung cấp năng lượng cho các túi khí cứu sinh có mặt trong hầu hết các loại ô tô ngày nay.
- Phản ứng phân hủy nói chung có thể được phân thành ba loại; phản ứng phân hủy nhiệt, điện phân và quang điện.
- Hay nói một cách khác là trong phương trình phản ứng hóa học, chất tham gia chỉ có 1 chất và sản phẩm tạo thành phải có từ 2 chất trở lên. Chất tham gia ở đây chúng ta sẽ không gộp cả chất xúc tác vào mà chỉ đơn thuần là chất có tham gia vào quá trình biến đổi chất thôi. Còn khi quan sát bên phía sản phẩm, chúng ta phải thấy có 2 chất tạo thành trở lên. Chừng nào thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện trên thì phản ứng hóa học đấy chính là phản ứng phân hủy.
2. Bài tập luyện tập
Bài 1: Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?
a) 2KMnO4 → K2MnO4+ MnO2+ O2↑ (to)
b) CaO + CO2→ CaCO3. (to)
c) 2HgO → 2Hg + O2↑ (to)
d) Cu(OH)2 → CuO + H2 (to)
Hướng dẫn giải:
- Phản ứng b) là phản ứng hóa hợp do chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.
- Phản ứng a); c); d) là phản ứng phân hủy do từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Bài 2: Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học: CaCO3→ CaO + CO2↑ (to)
b. Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất CaCO3 (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất: vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2).
Bài 3: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi.
a. Viết PTHH biểu diễn sự phân hủy
b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi (đktc)
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học: 2KNO3 → 2KNO2+ O2↑ (to)
b. nO2= 1,68/22,4 = 0,075 mol
Theo phương trình: nKNO3 = 2nO2 = 2.0,075 = 0,15 mol
Khối lượng KNO3 cần dùng là: mKNO3 = 0,15.101 = 15,15 gam
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trong thí nghiệm sự phân hủy nước bằng dòng điện, những khí nào được sinh ra? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8