Các kí hiệu trong Hóa học 8 Chi tiết đầy đủ
Tổng hợp các kí hiệu trong Hóa học 8
Các kí hiệu hóa học được VnDoc biên soạn đưa ra bảng kí hiệu các nguyên tố hóa học lớp 8 cũng như các kí hiệu công thức có trong chương trình Khoa học tự nhiên. Để giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa.
A. Bảng kí hiệu hóa học
Bảng 1 - Bảng kí hiệu một số nguyên tố hóa học
Số proton | Tên nguyên tố | Phiên âm tiếng anh | Ký hiệu hóa học | CTHH của đơn chất | Nguyên tử khối | Hóa trị |
1 | Hydrogen | /ˈhaɪdrədʒən/ | H | H2 | 1 | I |
2 | Lithium | /ˈlɪθiəm/ | Li | Li | 7 | I |
6 | Carbon | /ˈkɑːbən/ /ˈkɑːrbən/ | C | C | 12 | II,IV |
7 | Nitrogen | /ˈnaɪtrədʒən/ | N | N2 | 14 | II,III,IV |
8 | Oxygen | /ˈɒksɪdʒən/ /ˈɑːksɪdʒən/ | O | O2 | 16 | II |
9 | Fluorine | /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊəriːn/ | F | F2 | 18 | I |
11 | Sodium | /ˈsəʊdiəm/ | Na | Na | 23 | I |
12 | Magnesium | /mæɡˈniːziəm/ | Mg | Mg | 24 | II |
13 | Aluminium | /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ | Al | Al | 27 | III |
14 | Silicon | /ˈsɪlɪkən/ | Si | Si | 28 | IV |
15 | Phosphorus | /ˈfɒsfərəs/ /ˈfɑːsfərəs/ | P | P | 31 | V,III |
16 | Sulfur | /ˈsʌlfə(r)/ /ˈsʌlfər/ | S | S | 32 | II,IV,VI |
17 | Chlorine | /ˈklɔːriːn/ | Cl | Cl2 | 35.5 | I |
19 | Potassium | /pəˈtæsiəm/ | K | K | 39 | I |
20 | Calcium | /ˈkælsiəm/ | Ca | Ca | 40 | II |
25 | Manganese | /ˈmæŋɡəniːz/ | Mn | Mn | 55 | II,IV,VII |
26 | Iron | /ˈaɪən/ /ˈaɪərn/ | Fe | Fe | 56 | II,III |
29 | Copper | /ˈkɒpə(r)/ /ˈkɑːpər/ | Cu | Cu | 64 | I, II |
30 | Zinc | /zɪŋk/ | Zn | Zn | 65 | II |
35 | Bromine | /ˈbrəʊmiːn/ | Br | Br2 | 80 | I |
47 | Silver | /ˈsɪlvə(r)/ /ˈsɪlvər/ | Ag | Ag | 108 | I |
56 | Barium | /ˈbeəriəm/ /ˈberiəm/ | Ba | Ba | 137 | II |
80 | Mercury | /ˈmɜːkjəri/ /ˈmɜːrkjəri/ | Hg | Hg | 201 | II |
82 | Lead | lead | Pb | Pb | 206 | II |
Chú thích:
- Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
- Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
- Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ
Bảng 2- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
Công thức acid tương ứng | Gốc Acid | Tên gốc | Hóa trị |
HCl | - Cl | -chloride | I |
HBr | - Br | -bromide | I |
H2S | = S | -sulfide | II |
- HS | -hydrogen sulfide | I | |
HNO2 | - NO2 | -nitrite | I |
HNO3 | - NO3 | -nitrate | I |
H2SO3 | = SO3 | -sulfite | II |
- HSO3 | -hydrogen sulfite | I | |
H2SO4 | = SO4 | -sulfate | II |
- HSO4 | - hydrogen sulfate | I | |
H3PO4 | - H2PO4 | -dihydrogen phosphate | I |
= HPO4 | -hydrogen phosphate | II | |
≡ PO4 | -phosphate | III | |
H2CO3 | = CO3 | -carbonate | II |
- HCO3 | -hydrogen carbonate -bicarbonate | I |
Nhóm hydroxide (OH) là I
Ví dụ base tương ứng: Ba(OH)2, KOH, Fe(OH)2
B. Kí hiệu các công thức hóa 8
I. Cách tính nguyên tử khối
NTK của A = Khối lượng của nguyên tử A tính bằng gam : khối lượng của 1 đvC tính ra gam
Ví dụ: NTK của oxi = \(\frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\)
II. Định luật bảo toàn khối lượng
Cho phản ứng: A + B → C + D
Áp dụng định luật BTKL:
mA + mB = mC + mD
Ví dụ:
a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại Zinc và hydrochloric Acid HCl tạo ra chất Zinc Chloride ZnCl2 và khí hydrogen.
b) Cho biết khối lượng của kẽm và hydrochloric acid đã phản ứng là 13 g và 14,6 g, khối lượng của chất kZinc Chloride là 27,2 g.
Hãy tính khối lượng của khí hydrogen bay lên.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Phương trình phản ứng hóa học
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m kẽm + mHCl = mZnCl2 + mH2
13 + 14,6 = 27,2 + mH2 => mH2 = 0,4 gam
III. Tính hiệu suất phản ứng
Kí hiệu của hiệu suất phải ứng là: H%
Dựa vào 1 trong các chất tham gia phản ứng:
H%= (Lượng thực tế đã dùng phản ứng : Lượng tổng số đã lấy) x 100%
Dựa vào 1 trong các chất tạo thành
H% = (Lượng thực tế thu được : Lượng thu theo lí thuyết) x 100%
Ví dụ: Cho 19,5 gam Zn phản ứng với 7,746875 (lít) Chlorine thì thu được 36,72 gam ZnCl2 . Tính hiệu suất của phản ứng?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nZn = 19,5/65 = 0,3 (mol)
nCl2 = 7/24,79 = 0,3125 (mol)
nZnCl2 = 0,27 (mol)
Phương trình hóa học
Zn + Cl2 → ZnCl2
Ta thấy:
nCl2 > nZn => so với Cl2 thì Zn là chất thiếu, nên ta sẽ tính theo Zn.
Từ phương trình => n Zn phản ứng = n ZnCl2 = 0,27 (mol)
Hiệu suất phản ứng: H = số mol Zn phản ứng .100/ số mol Zn ban đầu
= 0,27 . 100/0,3 = 90 %
>> Nội dung chi tiết bài tập tính hiệu suất mời các bạn tham khảo tại:
IV. Công thức tính số mol
n = Số hạt vi mô : N
N là hằng số Avogrado: 6,023.1023
\(n = \frac{V}{{24,79}}\)
\(n = \frac{m}{M}\) => m = n x M
\(n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\)
Trong đó:
P: áp suất (atm)
R: hằng số (24,79 : 273)
T: nhiệt độ: oK (oC + 273)
Ví dụ: Tính số mol nguyên tử Fe hoặc số mol phân tử H2O có trong:
a) 1,8.1023 nguyên tử Fe;
b) 24.1023 phân tử H2O.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a. Số mol nguyên tử có trong 1,8.1023 nguyên tử Fe là:
\(n=\frac{A}{N} =\frac{1,8.10^{23} }{6.10^{23}} = 0,3\; mol\)
b. Số mol phân tử có trong 24.1023 phân tử H2O là:
\(n=\frac{A}{N} =\frac{24.10^{23} }{6.10^{23}} = 4\; mol\)
>> Chi tiết nội dung công thức bài tập tính số mol tại:
V. Công thức tính tỉ khối
Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B:
\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} = > {M_A} = d \times {M_B}\)
- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:
\({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} = > {M_A} = d \times 29\)
Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml
>> Chi tiết lý thuyết câu hỏi bài tập tỉ khối được biên soạn chi tiết tại:
VI. Công thức tính thể tích
Thể tích chất khí ở đktc
V = n × 24,79
- Thể tích của chất rắn và chất lỏng
\(V = \frac{m}{D}\)
- Thể tích ở điều kiện không tiêu chuẩn
\({V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\)
P: áp suất (atm)
R: hằng số (24,79 : 273)
T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)
VII. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngyên tố trong hợp chất
VD: AxBy ta tính %A, %B
\(\% A = \frac{{{m_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% = \frac{{x \times {M_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%\)
Hướng dẫn áp dụng công thức tính phần trăm
Khi biết công thức của hợp chất đã cho học sinh có thể tính thành phần phần trăm dựa vào khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó với những bước sau:
Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất AxBy:
Bước 2: Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có chứa trong 1 mol hợp chất AxBy. 1 mol phân tử AxBy có: x mol nguyên tử A và y mol nguyên tử B.
Tính khối lượng các nguyên tố chứa trong 1 mol hợp chất AxBy.
mA = x.MA
mB = y.MB
Thực hiện tính phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố theo công thức:
\(\%A=\frac{m_A}{M_{A_xB_y}}\times100\%=\frac{x\times M_A}{M_{A_xB_y}}\times100\%\)
=> %mB = 100% - %mA
Lưu ý: Công thức trên có thể mở rộng cho các hợp chất có 3,4,... nguyên tố.
>> Nội dung chi tiết, bài tập ví dụ minh họa từng dạng câu hỏi tại:
VIII. Nồng độ phần trăm
\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)
Trong đó: mct là khối lượng chất tan
mdd là khối lượng dung dịch
\({m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\)
Trong đó: CM nồng độ mol (mol/lit)
D khối lượng riêng (g/ml)
M khối lượng mol (g/mol)
IX. Nồng độ mol
\({C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\)
Trong đó : nA là số mol
V là thể tích
\({C_M} = \frac{{10 \times D \times C\% }}{M}\)
C%: nồng độ mol
D: Khối lượng riêng (g/ml)
M: Khối lượng mol (g/mol)
X. Độ tan
\(S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\)
C. Các dạng bài tập Hóa 8
Dạng 1. Lập công thức hóa học
1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị
2. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz
3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng
4. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.
Dạng 2. Tính theo phương trình hóa học
1. Tìm khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm
Cách làm:
Bước 1: Viết phương trình
Bước 2: tính số mol các chất
Bước 3: dựa vào phương trình tính được số mol chất cần tìm
Bước 4: tính khối lượng
Áp dụng nắm chắc các công thức hóa học được cho dưới đây:
m = n . M
M : Khối lượng (g)
n: số mol (mol)
M: Khối lượng mol (g/mol)
n = V /24,79
V: thể tích khí ở đktc
2. Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Cách làm:
Bước 1: Viết phương trình hóa học.
Bước 2: Tìm số mol khí
Bước 3: thông qua phương trình hóa học, tìm số mol chất cần tính
Bước 4: Tìm thể tích khí
>> Nội dung chi tiết, bài tập ví dụ minh họa từng dạng câu hỏi tại: Tính theo phương trình hóa học
Dạng 3. Dạng bài có lượng chất dư
Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.
Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B
\(\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
\(\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết
\(\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư
Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.
>> Nội dung chi tiết, bài tập ví dụ minh họa từng dạng câu hỏi tại: Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
Dạng 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch
1. Bài tập về độ tan
2. Pha trộn dung dịch xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau hoặc phản ứng giữa chất tan với dung môi → Ta phải tính nồng độ của sản phẩm (không tính nồng độ của chất tan đó).
3. Pha trộn hai dung dịch cùng loại nồng độ cùng loại chất tan.
4. Tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm dung dịch các chất
>> Nội dung chi tiết, bài tập ví dụ minh họa từng dạng câu hỏi tại: Công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm
..........................
>> Mời các bạn tham khảo tài liệu bài tập, lý thuyết hóa học 8