Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết các dung dịch hóa chất mất nhãn. Bằng cách sử dụng phương pháp hóa học. Sau đây VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn các cách nhận biết các chất như NaCl, NaOH, HCl, Ca(OH)2. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

>> Tham khảo thêm một số bài tập liên quan: 

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau NaCl, NaOH, HCl, Ca(OH)2

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Dùng quỳ tím để nhận biết các mẫu thử trên

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, thì dung dịch đó là HCl

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó là NaOH và Ca(OH)

Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là NaCl

Để nhận biết 2 dung dịch NaOH và Ca(OH)2 ta dẫn khí CO2 qua hai dung dịch

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì dung dịch ban đầu là Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Còn lại là NaOH

>> Chi tiết phương pháp làm dạng bài tập nhận biết tại: Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Hướng dẫn làm bài tập

Trích các mẫu thử để nhận biết

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Dùng quì tím nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.

Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaCl

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

Dùng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1 làm quỳ tím hóa đỏ:  HCl và H2SO4

Nhóm 2 không làm đổi màu quỳ tím NaCl và Na2CO3,

Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử nhóm số 2. Mẫu sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm I. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là HCl.

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

Dùng quì tím chia thành hai nhóm.

Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh

Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím

Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm.

Nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng.

Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.

Phương trình hóa học

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaOH

BaCl2 + Na2SO4  → BaSO4 trắng + 2NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

Trích mẫu thử và đánh dấu thứ tự:

Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ → nhận ra dung dịch AgNO3

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh → nhận ra dung dịch K2CO3

Mẫu thử nào không đổi màu → nhận ra các dung dịch Na2SO4, BaCl2

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

Mẫu thử nào nếu xuất hiện kết tủa trắng → nhận ra dung dịch Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl

(trắng)

Nếu không có hiện tượng gì xảy ra → nhận ra dung dịch BaCl2

e)  KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh, chất ban đầu là Cu(NO3)2

NaOH + Cu(NO3)2 → NaNO3 + Cu(OH)2

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chất ban đầu là Fe(NO3)3

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó hóa đen, thì chất ban đầu là AgNO

AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO

AgOH  → Ag2O + H2O

Dung dịch không có hiện tượng gì là KNO3

Ví dụ 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.

Đáp án hướng dẫn giải

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết:

Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl

Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4

Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3

Có kết tủa màu xanh là CuCl2

Không có phản ứng là NaCl

Phương trình phản ứng minh họa

Ba(OH)2 + 2NH4Cl →BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 →BaSO4 ↓ + 2NH3 + 2H2O

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2

Ba(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + BaCl2

Ví dụ 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3

Đáp án hướng dẫn giải

Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.

Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.

HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.

Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.

Phương trình hóa học: CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

Ví dụ 4: Dùng một hóa chất tự chọn hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl3

Đáp án hướng dẫn giải

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho quì tím vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4, mẫu thử không đồi màu quì tím là, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl2.

Cho dung dịch NaOH dư vừa mới nhận biết được vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó tan ra là ZnCl2, mẫu thử không có hiện tượng là BaCl2, mẫuthử xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu là FeCl3, mẫuthử xuất hiện kết tủa màu trắng là MgCl2.

Viết phương trình phản ứng

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

Ví dụ 5: Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:

Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl

Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl

Dùng dung dịch AgNO3:

Tạo kết tủa trắng → NaCl và KCl

NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → NaNO3 (dd) + AgCl (r)

KCl (dd) + AgNO3 (dd) → KNO3 (dd) + AgCl (r)

còn lại → NaNO3 và KNO3.

Ví dụ 6: Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.

  • Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục.

Phương trình hóa học xảy ra

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại

Phương trình hóa học xảy ra

Ag2O + 2HCl → 2AgCl ↓ trắng + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (dung dịch không màu)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O (dd màu vàng nhạt)

CuO + 2HCl → CuCl2 + 2H2O (dung dịch màu xanh)

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 vàng nhạt + 2H2O

 Ví dụ 6. Nhận biết các kim loại sau: Al, Fe, Cu

Hướng dẫn chi tiết

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự lần lượt cho dung dịch axit loãng HCl vào từng kim loại

Kim loại nào không tan là Cu.

Kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cho dung dịch NaOH vào 2 kim loại còn lại: Al, Fe

Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

.................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau.Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
13 40.162
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm