Tính theo công thức hóa học Có đáp án chi tiết

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Tính theo công thức hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. 

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan:

A. Lý thuyết bài: Tính theo công thức hóa học

1. Biết CTHH, xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Thí dụ: xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2

Cách làm

Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16×2 = 44 (g/mol)

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O

Thành phần phần trăm theo khối lượng:

\begin{array}{l}
\% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{44}} = 27,27\% \\
\% {m_O} = 100\%   -  27,27\%  = 72,73\% 
\end{array}

2. Biết thành phần nguyên tố, tìm CTHH

Thí dụ: một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol

Cách làm

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

\begin{array}{l}
{m_C} = \frac{{27,27.44}}{{100}} = 12gam\\
{m_O} = \frac{{72,73.44}}{{100}} = 32 gam 
\end{array}

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

\begin{array}{l}
{n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{12}}{{12}} = {1^{}}mol\\
{n_O} = \frac{{{n_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{32}}{{16}} = {2^{^{}}}mol
\end{array}

Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol C; 2 mol O

Công thức hóa học: CO2

3. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay \left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right). Tìm công thức của hợp chất

Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x,y)

\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}}  =  \frac{a}{b} =  > \frac{x}{y}  = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}

=> Công thức hóa học

Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

\frac{x}{y}  = \frac{{7.{M_O}}}{{3.{M_{Fe}}}} =  > \frac{x}{y}  = \frac{{7.16}}{{3.56}} = \frac{2}{3} =  > x = 2;y = 3

Công thức hóa học: Fe2O3

B. Bài tập Tính theo công thức hóa học

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất

A. 1

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 2: Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 3: Biết hợp chất có dA/H2 = 22. Xác định hợp chất biết có duy nhất 1 nguyên tử Oxi

A. NO

B. CO

C. N2O

D. CO2

Câu 4: Tính %mC biết trong 1 mol NaHCO3 có 1 mol Na, 1 mol C và 3 mol O, 1 mol H

A. 14,28 %

B. 14,2%

C. 14,284%

D. 14,285%

Câu 5: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3

A. 35%

B. 40%

C. 30%

D. 45%

Câu 6: Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4

A. 67,2 g

B. 25,6 g

C. 80 g

D. 10 g

Câu 7: Tính mAl2O3 biết số mol Al có trong hợp chất là 0,6

A. 30,6 g

B. 31 g

C. 29 g

D. 11,23 g

Câu 8: Tỉ số về số mol của các nguyên tố có trong C3H6O2

A. 3:6:2

B. 1:3:1

C. 36:6:32

D. 12:6:16

Câu 9: Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40

A. CuO2

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu2O2

Câu 10: %mMg trong 1 mol MgO là

A. 60%

B. 40%

C. 50%

D. 45%

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khối lượng của 1 mol NaBr là 103 gam

B. Khối lượng của một phân tử NaBr là 103 gam

C. Phân tử khối của NaBr là 103 đvC

D. Khối lượng của 6.1023 phân tử NaBr là 103 gam

Câu 12. Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56,502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 13. Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40

A. CuO2

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu2O2

Câu 14. Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4

A. 67,2g

B. 25,6g

C. 80g

D. 10g

 Câu 15. Tỉ số về số mol của các nguyên tố có trong C3H6O2

A. 3 : 6 : 2

B. 1 : 3 : 1

C. 36 : 6 : 32

D. 12 : 6 : 16

2. Phần câu hỏi tự luận

Câu 1. Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure

b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.

Câu 2. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Câu 3. Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

Câu 4. Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Câu 5. Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

  • Phân khối của hợp chất là 160 đvC
  • Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

C. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

1. Đáp án phần trắc nghiệm

1 D 2 B 3 C 4 D 5 C
6 A 7 A 8 A 9 B 10 A
11 B 12 B 13 B 14 A 15 A

Câu 2:

\% {m_K} = \frac{{39.100\% }}{{239.2 + 12 + 16.3}} = 56,52\%

Câu 3: dA/H2 = 22 → MA = 44 mà có 1 nguyên tử O trong hợp chất

=> 44 – 16 = 28 (N2) ⇒ N2O

Câu 4:

\% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{23 + 12 + 1 + 16.3}} = 14,285\%

Câu 5:

\% {m_O} = \frac{{16.3.100\% }}{{56.2 + 16.3}} = 30\%

Câu 6:

nFe3O4 = 92,8/232 = 0,4 mol

Có 3 nguyên tử Fe trong hợp chất →nFe = 1,2 mol

mFe = 1,2.56 = 67,2 g

Câu 7: Có 2 nguyên tử nhôm trong hợp chất mà nAl = 0,6 mol

→ nAl2O3 = 0,3 (mol)

→ mAl2O3 = 0,3.(27.2+16.3) = 30,6 g

Câu 9 : Ta có dA/H2 = 40 → MA = 80

\begin{array}{l}
80\%  = \frac{{x.100\% }}{{80}} <  =  > x = 64(Cu)\\
20\%  = \frac{{y.100\% }}{{80}} <  =  > y = 16(O)\\
{n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = 1mol\\
{n_O} = \frac{{16}}{{16}} = 1mol
\end{array}

Có nCu : nO = 1:1 → CuO

Câu 10:

\% {m_{Mg}} = \frac{{24.100\% }}{{24 + 16}} = 60\%

Câu 12. 

Khối lượng mol phân tử K2CO3 = 39.1 + 12 + 16.3 = 138 gam/mol

%mK = (39.2)/138 = 56,52%

Câu 13. 

Gọi công thức hóa học của chất A cần tìm là CuxOy

Khối lượng phân tử A là: 40.2 = 80 

Ta có %mCu = 80% => Theo công thức ta có: 80% = (64.x)/80.100% => x = 1

=> khối lượng phân tử Oxi trong A là: 80 - 64.1 = 16 => y = 1 

Công thức hóa học hợp chất A là: CuO

Câu 14. 

Số mol của Fe3O4 là: 92,8/ 232 = 0,4 mol 

Số mol Fe trong phân tử Fe3O4 là: 0,4.3 = 1,2 mol 

Khối lượng của Fe trong phân tử Fe3O4 là: 1,2.56 = 67,2 gam

2. Đáp án câu hỏi Phần tự luận

Câu 1.

a) Xác định khối lượng mol của hợp chất.

M(NH2)2CO = 14.2+ 2.2 + 12 + 16 = 60 g/mol

Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

\begin{array}{l}
\% {m_N} = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{2.14}}{{60}}.100 = 46,67\% \\
\% {m_H} = \frac{{2.{M_H}}}{{{M_{_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}}.100 = \frac{{2.1}}{{60}}.100 = 3,33\% \\
\% {m_C} = \frac{{1{M_C}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{1.12}}{{60}}.100 = 20\% \\
\% {m_O} = 100\%  - 46,67\%  - 3,33\%  - 20\%  = 30\% 
\end{array}

Câu 2.

\begin{array}{l}
{m_{Cu}} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64gam\\
{m_S} = \frac{{20.160}}{{100}} = 32 gam \\
{m_O} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64 gam 
\end{array}

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = {1^{}}mol ; {n_S} = \frac{{32}}{{32}} = 1 mol ; {n_O} = \frac{{64}}{{16}} = 4 mol

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Cu; 1 mol nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là CuSO4

Câu 3.

a) Fe(NO3)2 : %mFe = 31,11%; %mN =15,56%; %mO = 53,33%

Fe(NO3)2: %mFe = 23,14%; %mN =17,35%; %mO = 59,51%

b)

N2O: %mN = 63,63%; %mO = 36,37%

NO: %mN = 46,67%; %mO = 53,33%

NO2: %mN = 30,43%; %mO = 69,57%

Câu 4.

%mO = 100% - 63,53% - 8,23% = 28,24%

\begin{array}{l}
{m_{Ag}} = \frac{{63,53.170}}{{100}} = 108gam\\
{m_N} = \frac{{8,23.170}}{{100}} = 14 gam \\
{m_O} = \frac{{28,24.170}}{{100}} =  48 gam 
\end{array}

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Ag}} = \frac{{108}}{{108}} = 1 mol ; {n_N} = \frac{{14}}{{14}} = 1mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} =  3 mol

Phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Ag; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là AgNO3

Câu 5.

Khối lượng mol: MA = 160 gam/mol

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

{m_{Fe}} = \frac{{160.70}}{{100}} = 112gam; {m_O} = \frac{{160(100  -  70)}}{{100}} = 48 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Fe}} = \frac{{112}}{{56}} = {2^{}}mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 2 mol nguyên tử Fe; 3 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là Fe2O3

D. Bài tập tự luyện tập

1. Câu hỏi tự luận

Bài tập số 1: Tìm công thức hóa học của một oxit nito, biết tỉ lệ khối lượng của nito đối với oxi là 7:16. Tìm công thức của oxit đó

Hướng dẫn giải bài tập

CTHH dạng TQ là NxOy

Có: mN/mO = 7/20

=> nN/nO . MN/MO = 7/20

=> nN/nO . 14/16 = 7/20

=> nN/nO = 2/5

hay x : y= 2: 5

=> Công thức hóa học của oxit là N2O5

Bài tập số 2: Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối lượng S thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi CT tổng quát của oxit lưu huỳnh cần tìm là SxOy (x,y: nguyên, dương)

Theo đề bài, ta có:

mS/mO= 23 <=> 32x/16y = 2/3 <=> x/y = (16.2)/(32.3)=1/ 3=> x = 1;y = 3

Vậy: với x=1; y=3 => CTPT của oxit lưu huỳnh cần tìm là SO3 (lưu huỳnh trioxit).

Bài tập số 3: Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca: N: O lần lượt là 10: 7: 24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N: O = 1: 3.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz

Ta có x : y : z = \frac{10}{40}:\frac{7}{14}:\frac{24}{16} = 0,25:0,5:1,5

=> x : y : z = 1 : 2 : 6

Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N : O = 1 : 3

Ta có nhóm (NO3)n và 3. n = 6 => n =2

Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2.

Bài tập số 4: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Hướng dẫn giải bài tập 

Giải thích các bước giải:

Gọi công thức là Cu(a); S(b); O(c)

Ta có 40% = a.64/160.100 =>a = 1

20% = 32b/160.100 => b = 1

40% = 16c/160.100

=>c = 4

=> Công thức hóa học là CuSO4

Bài tập số 5: Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức hóa học của X có dạng AgxNyOz (x,y,z∈N⋅)

Xét 100g 1hỗn hợp ta có 63,53g Ag, 8,23g N và 28,24g O

Ta có:

nAg : nN : nO = 63,53/108 : 8,23/14 : 28,241/6

⇒ x : y : z = 0,588 : 0,588 : 1,765 

= 1 : 1 : 3 = 1 : 1 : 3

⇒ Công thức hóa học: AgNO3

Bài tập số 6: Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

Phân khối của hợp chất là 160 đvC

Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi Công thức hóa học của oxit sắt: FexOy

Ta có :

56x/70 = 16y/30 ⇒ x/y = 23

Tỉ lệ số nguyên tử sắt : số nguyên tử O là 2 : 3

Với x = 2 ; y = 3 thì thỏa mãn

Vậy Công thức hóa học của hợp chất cần tìm: Fe2O3

Bài tập số 7: Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure

b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố

Đáp án hướng dẫn giải 

Khối lượng mol của phân tử ure là:

M(NH2)2CO = 14.2 + 2.2 + 12 + 16 = 60 gam/mol

Phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố là

\begin{array}{l}\%N\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{14.2}{60}.100\%=46,67\%\\\%H\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{1.4}{60}.100\%=6,67\%\\\%C\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{12}{60}.100\%=20\%\\\%O\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}100\%-46,67\%-6,67\%-\;20\%=26,66\%\end{array}

Bài tập số 8: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

Bài tập số 9: Phân tích một hợp chất vô cơ A có thành phần % theo khối lượng như sau: Cu
chiếm 40 %, S chiếm 20 % và O chiếm 40%. Xác định công thức hóa học của A?

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của hợp chất là CuxSyOz

x : y : z =\frac{\%Cu}{M_{Cu}}:\frac{\%_{S}}{M_{S}}:\frac{\%_{O}}{M_{O}}

x:y:z = \frac{40}{64}:\frac{20}{32}:\frac{40}{16}

x : y : z = 0,625 : 0,625 : 2,5

=> x: y: z = 1 : 1: 4

Vậy công thức của A là CuSO4

Bài tập số 10: Hợp chất R có khố lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là: 82,98% K; còn lại là oxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất R.

Đáp án hướng dẫn giải

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mK = ( 82,98%.94):100 = 78 gam.

%O = 100% - 82,98% = 17,02 %

=> mO = (17,02.94) : 100 =1 6 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nK = 78/39 = 2 mol

nO = 16/16 = 1 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là K2O

2. Trắc nghiệm tính theo công thức hóa học

Câu 1. Cho các oxit sau: CO2, MgO, Al2O3 và Fe3O4. Trong các chất trên chất nào có tỉ lệ oxi nhiều hơn cả?

A. CO2

B. MgO

C. Al2O3

D. Fe3O4

Câu 2. Trong nông nghiệp người ta có thể dùng đồng (II) sunfat như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 8 gam chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam đồng?

A. 3,4 g

B. 3,2 g

C. 3,3 g

D. 4,5 g

Câu 3. Trong các loại phân đạm sau:NH4NO3, (NH4)2SO4, (NH2)2CO, NH4Cl. Phân đạm nào có tỉ lệ % nitơ cao nhất?

A. NH4NO3,

B. (NH2)2CO

C. (NH4)2SO4

D. NH4Cl

Câu 4. Cho các oxit sắt, muối sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4,  FeSO4. Trong các oxit trên oxit nào có tỉ lệ nhiều sắt hơn cả?

A. Fe2O3

B. FeO

C. Fe3O4

D. FeSO4

Câu 5. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố đồng và oxi trong CuO lần lượt là:

A. 70% và 30%

B. 79% và 21%

C. 60% và 40%

D. 80% và 20%

Câu 6. Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố đồng, lưu huỳnh và oxi có trong CuSO4 lần lượt là:

A. 30%; 30% và 40%

B. 25%; 25% và 50%

C. 40%; 20% và 40%

D. Tất cả đều sai.

Câu 7. Một hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố O chiếm 25,8% khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của O và Na có trong phân tử hợp chất lần lượt là:

A. 1 và 2

B. 2 và 4

C. 1 và 4

D. 2 và 2

Câu 8. Khi phân tích một mẫu quặng sắt Fe2O3, người ta thấy có 2,8 g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong mẫu quặng trên là:

A. 6g

B. 5 g

C. 4g

D. 12g

Câu 9. Một loại quặng sắt chứa 90% Fe3O4. Khối lượng sắt có trong 1 tấn quặng đó là:

A. 0,65 tấn

B. 0,651 tấn

C. 0,66 tấn

D. 0,76 tấn

Câu 10. Oxit nào sau đây chứa phần trăm về khối lượng nguyên tố oxi nhiều nhất: CO2, SO2, Fe2O3 và Cr2O3.

A. CO2

B. Fe2O3

C. SO2

D. Cr2O3

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố

B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất

C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó

D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất

Câu 12. Trong muối ngậm nước Na2CO3.xH2O, Na2CO3 chiếm 37,07% về khối lượng, x có giá trị là:

A. 9

B. 8

C. 7

D. 10

Câu 13. Một oxit của sắt có phân tử khối là 160 đvC, thành phần % về khối lượng của oxi là 30%. Công thức phân tử của oxit sắt là:

A. Fe2O3

B . Fe3O4

C. FeO

D. Fe3O2

Câu 14. Khối lượng của kim loại R hoá trị II trong muối cacbonat chiếm 40%. Công thức hoá học của muối cacbonat là:

A. CaCO3

B. CuCO3

C. FeCO3

D. MgCO3

Câu 15. Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần % về khối lượng Cu là 80%. Công thức hoá học của đồng oxit là:

A. Cu2O

B. Cu3O4

C. CuO2

D. CuO

Câu 16. Một hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố P và O, trong đó oxi chiếm 43,64% về khối lượng, biết phân tử khối là 110. Công thức hoá học của hợp chất là:

A. P2O5

B. P2O3

C. PO

D. P2O

Câu 17. Trong một oxit của nitơ, cứ 7 g N kết hợp với 16 g O. Công thức hoá học đơn giản oxit của nitơ là:

A. NO

B. N2O5

C. NO2

D. N2O

Câu 18. Một oxit của kim loại M có hoá trị n, trong đó thành phần % về khối lượng của O chiếm 30%. Biết hoá trị cao nhất của kim loại là III. Oxit kim loại này chỉ có thể là:

A. CaO

B. Fe2O3

C. MgO

D. CuO

Câu 19. X là hợp chất khí với hiđro của phi kim S, trong hợp chất này S chiếm 94,12%; H chiếm 5,88%. X là công thức hoá học nào sau đây. Biết dX/H2 = 17.

A. HS

B. H2S

C. H4S

D. H6S2

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 1,37 g một hợp chất X cho 0,392 lít CO2 (đkc) và 2,32 g SO2. CTHH của X là:

A. CS

B. CS2

C. CS3

D. C2S5

Câu 21. Đốt 0,12 g magiê trong không khí, thu được 0,2 g magie oxit. CTHH của magiê oxit là:

A. MgO

B. Mg2O

C. MgO2

D. Mg2O3

Câu 22. Đốt nóng hỗn hợp bột magiê và lưu huỳnh thu được hợp chất magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là mMg : mS = 3: 4. Công thức hoá học đơn giản của magie sunfua là:

A. MgS2

B. Mg3S2

C. MgS

D. Tất cả đều sai.

Câu 23. Cho 2 g thuỷ ngân kết hợp với clo tạo ra 2,71 g thuỷ ngân clorua. CTHH của thuỷ ngân clorua là:

A. HgCl

B. HgCl2

C. Hg2Cl

D. Tất cả đều sai.

Câu 24. 0,25 mol oxit sắt chứa 7,5.1023 nguyên tử Fe và O. Công thức hoá học đơn giản của oxit sắt là?

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Fe2O

Câu 25. Một muối clorua của kim loại chì, trong đó chứa 25,54% nguyên tố clo. CTHH của muối chì là:

A. PbCl4

B. PbCl

C. PbCl2

D. Tất cả đều sai.

Câu 26. Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Công thức của oxit là:

A. K2O

B. Cu2O

C. Na2O

D. Ag2O

Để xem toàn bộ nội dung tài liệu mời các bạn ấn link TẢI VỀ MIỄN PHÍ .

............................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
31 51.452
Sắp xếp theo

Chuyên đề Hóa học 8

Xem thêm