Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm bài tập Chương 4: Oxi - Không khí

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Trắc nghiệm chương 4: Oxi - Không khí được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập chương 4: Oxi - Không khí

I. Câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 50%

Câu 2: Bari oxit có công thức hóa học là

A. Ba2O

B. BaO

C. BaO2

D. Ba2O2

Câu 3: Sử dụng chất nào để nhận biết 3 chất rắn Na2O, Al2O3, MgO.

A. H2SO4

B. BaCl2

C. H2O

D. HCl

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng ?

A. Oxi nhẹ hơn không khí

B. Oxi cần thiết cho sự sống

C. Oxi không mùi và không vị

D. Oxi chiếm chiếm 20,9% về thể tích trong không khí

Câu 5: Nhóm chất nào sau đấy đều là oxit?

A. SO2, MgSO4, CuO

B. CO, SO2, CaO

C. CuO, HCl, KOH

D. FeO, CuS, MnO2

Câu 6: Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên phi kim

B. Một nguyên tố kim loại

C. Nhiều nguyên tố hóa học

D. Một nguyên tố hóa học khác

Câu 7: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,8 g nito trong không khí thì thu được bao nhiêu lít khí NO2 (đktc)?

A. 4,48 l

B. 1,024 l

C. 3,36 l

D. 1,12 l

Câu 8: Số gam KClO3 để điều chế 2,4 g Oxi ở dktc?

A. 18

B. 17,657 g

C. 18,375 g

D. 9,17 g

Câu 9: Tỉ lệ khối lượng của Nito và Oxi là 7: 8. Công thức của oxit là

A. NO

B. NO2

C. N2O5

D. N2

Câu 10: Người ta thu khí oxi bằng cách đấy không khí là dựa vào tính chất nào?

A. Oxi tan trong nước

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi không mùi, màu, vị

D. Khí oxi dễ trộn lẫn trong không khí

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

1.C2.B3.C4.A5.B
6.D7.A8.C9.A10.B

Hướng dẫn:

Câu 1:

\%m_{Cu} = \frac{64}{\left(64 + 16\right)}.100\% = 80\%\(\%m_{Cu} = \frac{64}{\left(64 + 16\right)}.100\% = 80\%\)

Câu 3: Cho 3 chất rắn tác dụng với nước

Chất rắn tan là Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

Chất rắn không tan là Al2O3 và MgO

Cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch Na OH vừa thu được

Chất rắn tan là Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

chất rắn không tan là MgO

Câu 7:

nN = m/M = 2,8/14 = 0,2 (mol)

N + O2 → NO

0,2    →   0,2     mol

VNO2 = 22,4.0,2 = 4,48 lít

Câu 8:

nO2 = m/M = 2,4/32 = 0,075 (mol)

2KClO3 → 2KClO2 + O2

0,15          ←           0,075 mol

m = 0,15 x 122,5 = 18,375 g

Câu 9:

\begin{array}{l}
\frac{{{m_N}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{8}\\
{n_N} = \frac{m}{M} = \frac{7}{{14}} = \frac{1}{2}\\
{n_O} = \frac{m}{M} = \frac{8}{{16}} = \frac{1}{2}\\
\frac{{{n_N}}}{{{n_O}}} = \frac{1}{2}:\frac{1}{2} = 1:1
\end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{{m_N}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{8}\\ {n_N} = \frac{m}{M} = \frac{7}{{14}} = \frac{1}{2}\\ {n_O} = \frac{m}{M} = \frac{8}{{16}} = \frac{1}{2}\\ \frac{{{n_N}}}{{{n_O}}} = \frac{1}{2}:\frac{1}{2} = 1:1 \end{array}\)

⇒ Công thức cần tìm là NO

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P.

Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:

a) khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng

b) khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi

Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên

Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:

a) 46,5 gam Photpho b) 67,5 gam nhôm c) 33,6 lít hiđro

Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)

a) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy.

b) Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.

Bài 6: Hãy cho biết 3.1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?

Bài 7: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?

b) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.

Bài 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.

Bài 9: Đốt 5,6 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi

a) Viết PTHH các phản ứng xảy ra

b) Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

c) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

d) Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng

Bài 10: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.

...................................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn một tài liệu rất hữu ích Trắc nghiệm chương 4: Oxi - Không khí. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 8

    Xem thêm