Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bảng tính tan Hóa học Chi tiết đầy đủ

Khoa học tự nhiên 8: Bảng tính tan hóa học được VnDoc biên soạn, giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo là bảng tính tan sgk Khoa học tự nhiên 8 phân môn Hóa 8, cũng như cách học thuộc bảng tính tan một cách nhanh nhất. 

I. Chất tan và chất không tan

Ở trong nước có chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.

Tính tan của một số acid, base, muối

Bảng tính tan của Acid: Hầu hết acid tan được trong nước, trừ axit silixic.

Bảng tính tan của Base: phần lớn các base không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH,..

Bảng tính tan của Muối:

  • Những muối sodium, potassium đều tan.
  • Những muối nitrate đều tan.
  • Phần lớn các muối chloride, sulfate tan được. Nhưng phần lớn các muối carbonate không tan.

II. Bảng tính tan SGK Khoa học tự nhiên 8 môn Hóa

Bảng tính tan trong nước của một số chất 

Nhóm hydroxide và gốc acid Hydrogen và các kim loại

I

K

I

Na

I

Ag

I

Mg

II

Ca

II

Ba

II

Zn

II

Hg

II

Pb

II

Cu

II

Fe

II

Fe

III

Al

III

–OH T/B T T K I K K K K K K K
–Cl T/B T T K T T T T T I T T T T
–NO3 T/B T T T T T T T T T T T T T
CH3COO- T/B T T T T T T T T T T T I
=S T/B T T T T T K K K K K K
=SO3 T/B T T T K K K K K K K K
=SO4 T/Kb T T I K I K T K T T T T
=CO3 T/B T T K K K K K K K
=SiO3 K/Kb T T K K K K K K K K
≡PO4 T/Kb T T T K K K K K K K K K K
  • T: Hợp chất dễ tan trong nước 
  • I: Hợp chất ít tan 
  • K: Hợp chất thực tế không tan 
  • "–": Hợp chất không tồn tại hoặc bị phân hủy trong nước 
  • B: Hợp chất bay hơi hoặc dễ phân hủy thành khí bay lên 
  • Kb: Hợp chất không bay hơi

III. Bảng tính tan của muối

STT Hợp chất Đều Trừ
1 Muối nitrate (NO3-) Đều tan  
2 Muối axetat (CH3COOH-) Đều tan  
3

Muối chloride (Cl-)

Muối Bromide (Br-)

Muối iodide (I-)

Đều tan

AgCl: Kết tủa trắng

PbCl2: Ít tan (tan trong nước nóng)

CuCl, HgCl (Hg2Cl2)

AgBr: Kết tủa màu vàng

AgI: Kết tủa vàng đậm, HgI2 (đỏ)

4 Muối Fluoride (F-) Không tan trừ muối kim loại kiềm, nhôm, bạc, thiếc, thủy ngân
5 Muối sulfate (SO42-) Đều tan

BaSO4, CaSO4, PbSO4 (kết tủa trắng)

Ag2SO4 (ít tan)

Hg2SO4

6 Muối Sulfide (S2-) Không tan Trừ muối Sulfide của kim loại kiềm (Na, K) và ammonium (NH4+)
7 Muối Sulfite (SO32-) Không tan Trừ muối sulfite của kim loại kiềm (Na, K) và ammonium (NH4+)
8 Muối carbonate (CO3)2- Không tan Trừ muối carbonate của kim loại kiềm (Na, K) và ammonium (NH4+)
9 Muối Photphate (PO43-) Không tan Trừ muối Photphate của kim loại kiềm (Na, K) và ammonium (NH4+)

Tuỳ thuộc vào khả năng tan trong nước của muối, ta có: muối tan, muối không tan hoặc ít tan.

  • Một số muối tan được trong nước:

+ Tất cả các muối của kim loại nhóm IA (Li, Na, K, …)

+ Tất cả các muối ammonium.

+ Tất cả các muối nitrate.

+ Các muối sulfate ngoại trừ BaSO4, PbSO4.

+ Các muối chloride ngoại trừ AgCl, PbCl2.

  • Một số muối không tan trong nước:

+ Các muối carbonate ngoại trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3

+ BaSO4, PbSO4

+ AgCl, PbCl2 

>> Tài liệu tham khảo chi tiết : Muối là gì? Tính chất hóa học của muối 

IV. Màu sắc của một số Hydroxide không tan

  • Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
  • Fe(OH)2: kết tủa lục nhạt
  • Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ
  • Mg(OH)2: kết tủa trắng không tan trong kiềm dư
  • Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2: kết tủa trắng tan trong kiềm dư.

>> Tài liệu tham khảo chi tiết: Nhận biết màu của các chất hóa học

V. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa độ tan

Độ tan (kí hiệu là S) của một trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, áp suất, bản chất của chất.

Với chất rắn, phụ thuộc vào nhiệt độ, thường nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.

Ví dụ: Khi hoà tan đường vào cốc nước nóng đường sẽ tan nhanh hơn khi hoà tan vào cốc nước lạnh.

Với chất khí, khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất thì độ tan giảm.

3. Ý nghĩa bảng tính tan

Bảng tính tan cho ta biết, tính tan các chất trong nước: chất nào tan được trong nước, chất nào không tan trong nước, chất nào ít tan trong nước, chất nào dễ phân hủy, bay hơi …Từ đó ta có thể làm các bài nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan.

Thí dụ: Nhận biết dung dịch muối Iron (III) bằng dung dịch NaOH tạo thành kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

VII. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan 

1. Câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1. Acid không tan trong nước là

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl

D. H2SiO3

Câu 2. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl và NaNO3

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaCl2

D. NaOH và H2SO4

Câu 3. Dãy gồm base tan trong nước là:

A. NaOH, Ca(OH)2, LiOH và Zn(OH)2

B. KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Cu(OH)2 và KOH

D. NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2

Câu 4. Kết luận nào đúng khi nói về muối

A. Muối clorua đều là muối tan

B. Muối sắt là muối tan

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

D. AgCl là muối tan

Câu 5. Muối không tan trong nước là

A. Na2S

B. NaNO3

C. K2CO3

D. HgS

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1 D 2 A 3 D 4 C 5 D
6 B 7 C 8 C 9 D 10 D

3. Câu hỏi tự luận 

Câu 1. Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:

Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl

Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl

Dùng dung dịch AgNO3:

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng → NaCl và KCl

NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → NaNO3 (dd) + AgCl (r)

KCl (dd) + AgNO3 (dd) → KNO3 (dd) + AgCl (r)

còn lại → NaNO3 và KNO3

Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu câu hỏi tại File TẢI VỀ

.........................................

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

KHTN 8

Xem thêm