SO2 là oxide gì? Tính chất hóa học của SO2
Tính chất hóa học của sulfur dioxide
SO2 là oxide gì? Tính chất hóa học của SO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến SO2 là oxide gì, cũng như tính chất hóa học của lưu huỳnh dioxide, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập lưu huỳnh dioxide vận dụng liên quan.
I. SO2 là oxide gì?
SO2 là oxide acid
Có tên gọi là lưu huỳnh dioxide hay anhydride sunfurơ hay sulfur dioxide, lưu huỳnh oxide
Đây là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí mùi hắc, độc nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.
II. Tính chất vật lý của SO2
Ở điều kiện thường, sulfur dioxide (SO2) là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, tan nhiều trong nước (ở 20oC, 1 lít nước hoà tan được 40 lít khí sulfur dioxide).
Sulfur dioxide là khí độc, hít thở không khí chứa sulfur dioxide vượt ngưỡng cho phép sẽ gây viêm đường hô hấp.
III. Tính chất hóa học của SO2
1. SO2 là một oxide acid
SO2 là một oxide acid nên mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxide acid.
1.1 Oxy hóa chậm trong không khí
SO2 + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) SO3
SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
Là một acid yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3
SO2 + H2O → H2SO3
1.2. SO2 tác dụng với dung dịch kiềm
SO2 tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối sulfite hoặc hydrosulfite hay cả hai loại
SO2 + KOH → KHSO3
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
2. Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử
2.1. SO2 là chất khử
- Phản ứng với chất oxygen hóa mạnh
2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450oC)
- SO2 làm mất màu nước Bromine
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
- SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
- Sulfur dioxide tác dụng với nitrogen dioxide (NO2) khi có xúc tác nitrogen oxide để chuyển hoá thành sulfur trioxide.
SO2 + NO2 \(\overset{t^{o},xt }{\rightarrow}\) SO3 + NO
Trong không khí, sulfur dioxide chuyển hoá thành sulfur trioxide, sau đó kết hợp với hơi nước tạo thành sulfuric acid. Đây là phản ứng giải thích quá trình hình thành mưa acid khi không khí bị ô nhiễm bởi sulfur dioxide.
2.2. SO2 chất oxy hoá mạnh khi tác dụng với chất khử mạnh
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
III. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm sục khí SO2 vào dung dịch Bromine sau phản ứng thấy có hiện tượng gì
A. có kết tủa màu vàng.
B. có khói màu nâu đỏ.
C. có khí mùi hắc thoát ra.
D. dung dịch brom mất màu
Dung dịch Br2 có màu nâu đỏ, khi sục SO2 vào dung dịch nước Br2 thì dung dịch bromine mất màu do xảy ra phản ứng
Phương trình hóa học:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(dung dịch màu nâu đỏ) (dung dịch không màu)
Câu 2. Nội dung nhận định nào sau đây không đúng về SO2?
A. khí SO2 làm mất màu dung dịch nước bromine và dung dịch thuốc tím.
B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.
C. SO2 là khí không màu, có mùi hắc và độc
D. SO2 chỉ có tính oxi hóa
A. Đúng
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
B. Đúng.
C. Đúng
D. Sai vì SO2 có cả tính khử khi tác dụng với các chất oxi mạnh như KMnO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Câu 3. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Dãy các chất tan trong nước là:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 4. SO2 có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây
A. Dung dịch Br2, H2S, KMnO4
B. HCl, H2S, O2, H2SO4
C. KMnO4, HNO3, CO2
D. P2O5, CuO, SO2
SO2 có thể tác dụng được với dãy chất sau:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
..........................................