Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

HCl tác dụng với những chất nào

HCl tác dụng với những chất nào được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng. Thông qua tài liệu này, các em còn nắm được Tính chất hóa học của axit clohiđric, và vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

Chất nào tác dụng được với HCl

A. BaCl2.

B. Al(OH)3.

C. Al(NO3)3.

D. MgCl2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:

1. Tạo chất khí

2. Tạo kết tủa

3. Tạo chất điện li yếu

Đáp án B đúng.

Phương trình phản ứng hóa học

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

Đáp án B

Tính chất hóa học của axit clohiđric

1.  Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

2. HCl tác dụng với kim loại

Tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

3. HCl tác dụng với oxit kim loại

HCl tác dụng oxit kim loại tạo thành muối và nước

6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

4. HCl tác dụng với bazơ.

HCl tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O

5. HCl tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới.

Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Nhận định nào sau đây là chính xác về HCl:

A. Khí hidro clorua tan ít trong nước.

B. Axit clohidric vừa có tính axit, tính oxi hoá lẫn tính khử.

C. Axit clohidric khó bay hơi.

D. Khí hidro clorua có đầy đủ tính chất hoá học của axit.

Xem đáp án
Đáp án B

A sai vì HCl tan tốt trong nước

B đúng

C sai vì HCl dễ bay hơi

D sai vì dung dịch HCl trong nước mới có đầy đủ tính chất hóa học của axit.

Câu 2. Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

A. H2 + Cl2 → HCl.

B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

Xem đáp án
Đáp án C

Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.

Câu 3. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3

B. NaHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, KOH

D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Câu 4. Dung dịch HCl là quỳ tím chuyển sang màu

A. xanh

B. đỏ

C. hồng

D. nâu

Xem đáp án
Đáp án B

Dung dịch HCl là quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Câu 5. Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp:

A. Phương pháp sunfat

B. Phương pháp tổng hợp

C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ

D. Phương pháp khác

Xem đáp án
Đáp án B

Để điều chế khí HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp tổng hợp.

Trong công nghiệp, HCl được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Phương trình điều chế như sau:

H2 + Cl2 → 2HCl

Câu 6. Cho 47,4 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 13,44

B. 8,40

C. 6,72

D. 16,80

Xem đáp án
Đáp án D

nKMnO4= 0,3 mol

Bảo toàn electron

2nCl2 = 5KMnO4 => nCl2 = 0,75 mol => V =16,8l

Câu 7. Tiến hành thí nghiệm cho vào ống nghiệm một ít tinh thể KMnO4 và vài giọt dung dịch HCl đặc. Dùng nút cao su đậy ống nghiệm có dính một băng giấy màu ẩm. Quan sát thấy màu của băng giấy thay đổi thế nào?

A. Băng giấy mất màu

B. Không hiện tượng gì

C. Băng giấy chuyển màu đỏ

D. Băng giấy chuyển màu xanh

Xem đáp án
Đáp án A

Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm chính là khí clo; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần.

Phương trình phản ứng hóa học

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O

Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dụng với H2O trên mẩu giấy

Cl2 + H2O  ⇆ HCl + HClO

Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy.

Câu 8. Cho các phản ứng sau:

(1) 4HCl + MnO2→  MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

(3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

(4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

(5) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là bao nhiêu?

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1

Xem đáp án
Đáp án B

(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

(4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:

(1). Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5ns2.

(2). Tính axit HF > HCl > HBr > HI.

(3). Có thể nhận biết ion F- , Cl- , Br- , I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.

(4). Flo luôn có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10. Cho các nhận định sau:

(1). Để phân biệt 3 dung dịch KCl, HCl, HNO3 chỉ cần quỳ tím và dung dịch AgNO3.

(2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4.

(3). Tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.

(4). Clorua vôi, nước Gia-ven và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO-

(5). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 11. Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HF

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch HBr

D. Dung dịch HI

Xem đáp án
Đáp án D

Khi cho dung dịch AgNO3 tác dụng lần lượt với các chất:

HF + AgNO3 → không tác dụng

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr ↓ + HNO3

màu vàng nhạt

HI + AgNO3 → AgI↓ + HNO3

màu vàng đậm

.............................................................

Ngoài tài liệu HCl tác dụng với những chất nào mà VnDoc gửi tới các bạn, mời các bạn tham khảo thêm Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Phương trình phản ứng Hóa học Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm