Hóa học 10 bài 18: Phản ứng hóa học - Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Phản ứng hóa học - Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A/ Lý thuyết Hóa học 10 bài 18

I. Phản ứng hóa học là gì?

1. Phản ứng hóa học là gì?

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Chất bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng hay chất tham gia.

- Chất mới sinh ra là sản phẩm.

- PT chữ của phản ứng hóa hoc:

Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm.

- Cách đọc phương trình chữ của PƯHH:

• Dấu “+” sau phản ứng đọc là “và”

• Dấu “ → ” đọc là “tạo thành” hay “tạo ra” hoặc “phân hủy ra”

• Dấu “+” ở trước phản ứng đọc là “tác dụng với” hay “phản ứng với”

VD1: Hãy đọc các phương trình chữ sau:

a. Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua.

“Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt hai sunfua”</i >

b. Đường → nước + than

“Đường phân hủy thành nước và than”

c. Than + oxi → khí cacbonic

“Than phản ứng với oxi tạo thành khí cacbonic”

d. Kẽm + axit → Kẽm clorua + khí hiđro

“Kẽm tác dụng với axit tạo ra kẽm clorua và khí hiđro”

VD2. Hãy viết phương trình chữ khi cây nến cháy (biết nến là parafin)?

Hướng dẫn: Parafin + oxi → cacbonic + nước

- Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia giảm dần còn lượng chất sản phẩm tăng dần.

2. Diễn biến của phản ứng hóa học

chuyên đề hóa học 10

Từ sơ đồ phản ứng hóa học giữa hiđro và oxi tạo thành nước ta thấy: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Lưu ý:

- Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

- Nếu đơn chất là kim loại thì nguyên tử kim loại sẽ tham gia phản ứng.

3. Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra

- Chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.

- Có thể cần có nhiệt độ.

- Có thể cần xúc tác thích hợp.

4. Dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.

- Có thể thay đổi màu sắc, trạng thái, mùi.

- Tỏa nhiệt, thu nhiệt hoặc phát sáng.

- Tạo ra kết tủa, bay hơi, hoặc đổi màu.

II. Các loại phản ứng hóa học

a/ Phản ứng hoá hợp

4P + O2 → P2O5

Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới.

Tгопg phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

b/ Phản ứng phân huỷ

2Fe(OH) 3 → Fe2 O3 + 3H2 O

Là phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới

Trong phản ứng phân huý, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.

c/ Phản ứng thế

Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

d/ Phản ứng trao đổi

Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau

Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

chuyên đề hóa học 10

Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

B/ Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 18

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới

Câu 2: Loại phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa khử?

A Phản ứng phân hủy

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng trao đổi

D. Phản ứng hóa hợp

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 4: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 5: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 6: Có các phản ứng sau:

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Các phản ứng là phản ứng hóa hợp là:

A. 2, 4

B. 1, 2, 3

C. 1, 3

D. 2, 3, 4

Câu 7: Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaAlO2

B. Cho Mg vào dung dịch FeCl3

C. Thêm NaOH dư vào dung dịch AlCl3

D. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2

Câu 8: Ta tiến hành thí nghiệm: Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian ta thấy hiện tượng là

A. Dung dịch có màu xanh đậm hơn

B. Dung dịch có màu vàng nâu

C. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần

D. Dung dịch có màu đỏ nâu

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4+ 3Na2S + 4H2O

B. Cl2+ 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H3O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3→ Fe(NO3)3 + Ag

Câu 10: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Câu 11: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là

A. 1596,9

B. 1652,0

C. 1872,2

D. 1927,3

Câu 12: Cho phản ứng:Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ - Toploigiai

Trong phản ứng này, H2O đóng vai trò là:

A. chất khử

B. môi trường phản ứng

C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

D. chất bị oxi hóa

Câu 13: Cho các phản ứng sau:

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Dãy gồm các phản ứng đều là phản ứng oxi hóa khử là:

A. 1, 2, 3, 6

B. 2, 3, 4, 6

C. 1, 2, 5, 6

D. 1, 2, 6

Câu 14: Phản ứng giữa Cu với axit sunfuaric đặc nóng thuộc loại phản ứng :

A. hóa hợp

B. oxi hóa khử

C. thế

D. phân hủy

Câu 15: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25∘C thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)

A. 5,350C

B. 44,650C

C. 34,825C

D. 15,175C

Câu 16: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử?

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 17: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. Fe + Cl2

B. Cu + AgNO3

C. Fe(OH)2t∘

C. Zn + H2SO4

Câu 18: Cho a gam hỗn hợp A gồm ba oxit FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau, tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ m gam dung dịch HNO3 đung nóng nhẹ, thu được dung dịch B và 2,24 lít hỗn hợp hai khí NO và NO2 (đktc). Biết hỗn hợp hai khí này có tỷ khối so với hidro bằng 19. Giá trị của m là:

A. 94,5 g

B. 18,9 g

C. 88,2 g

D. 37,8 g

Câu 19: Khi cho hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, AgNO3 thì phản ứng oxi hóa khử xảy ra đầu tiên là

A. Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu

B. Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

C. 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2 Al(NO3)3 + 3Cu

D. Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Câu 20: Cho phản ứng: CaCO3(r) ⟶t∘ CaO (r) + CO2 ΔH= + 572 kJ/ mol

Giá trị ΔH= + 572 kJ/ mol ở phản ứng trên cho biết

A. Lượng nhiệt tỏa ra khi phân hủy 1 mol CaCO3

B. Lượng nhiệt cần hấp thụ để phân hủy 1 mol CaCO3

C. Lượng nhiệt cần hấp thụ để tạo thành 1 mol CaCO3

D. Lượng nhiệt tỏa ra khi phân hủy 1g CaCO3

Câu 21: Chất nào sau đây khi bị phân hủy thu được 3 chất?

A. KClO3

C. KMnO4

C. Fe(OH)2

D. CaCO3

Câu 22: FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch HNO3

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

D. Khí CO, t∘

Câu 23: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 + 3H2 -to→ 2NH3; ΔH < 0

Đại lượng nhiệt phản ứng (ΔH) cho biết:

A. Phản ứng thu nhiệt

B. Phản ứng tỏa nhiệt

C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ âm

D. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ dương

Câu 24: Trong phản ứng hóa học, nguyên tử nguyên tố kim loại

A. Bị khử

B. Bị oxi hóa

C. Nhận (e) và bị khử

D. Nhận (e)

Câu 25: Cho phản ứng oxi hóa – khử: 2KMnO4t∘ K2MnO4 + MnO2

Nhận xét nào sau đây đúng về phản ứng trên:

A. Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì chỉ có 1 chất tham gia phản ứng

B. Là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử

C. Là phản ứng tự oxi hóa

D. Là phản ứng tự khử

Đáp án

1B2C3C4D5A6C7A8C9B10C
11A12B13D14B15B16B1718A19D20B
21C22D23B24B25B

------------------------------------------------

Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Phản ứng hóa học - Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ gồm các khái niệm về phản ứng hóa học, các phản ứng thường gặp trong phòng thí nghiệm và thực tế.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 10 bài 18: Phản ứng hóa học - Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 1.303
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm