Số oxi hóa của Fe3O4
Số oxi hóa của Fe trong Fe3O4 bằng bao nhiêu
Số oxi hóa của Fe3O4 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định số oxi hóa của Fe trong Fe3O4. Từ đó vận dụng làm các dạng bài tập liên quan
Số oxi hóa của Fe trong Fe3O4 bằng bao nhiêu
A. +2
B. +3
C. +8/3
D. +3/2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Số oxi hóa của O là -2
Theo đúng quy tắc hóa trị: số oxi hóa của Fe trong Fe3O4 là +8/3.
Đáp án C
>> Cùng nhau vận dụng làm các dạng câu hỏi bài tập tại: Chuyên đề Bài tập Hóa 10 Phản ứng oxi hóa - khử Có đáp án
Cách xác định số oxi hóa
Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.
Ví dụ: H2; N2; O2; Fe; Zn ....
Quy tắc 2: Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.
Ví dụ:
Nguyên tử | Hydrogen | Oxygen | Kim loại kiềm (IA) | Kim loại kiểm thổ (IIA) | Aluminium |
Số oxi hoá | +1 | -2 | +1 | +2 | +3 |
Quy tắc 3: Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.
Ví dụ: \(C^{+4} O^{-2} _{2}\)
Tổng số oxi hóa = (+4) + (-2).2 = 0.
Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion; trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.
Ví dụ: \((N^{−3} H_{4}^{+1} )^{+}\)
Tổng số oxi hóa = (-3) + (+1).4 = + 1.
Trường hợp ngoại lệ: NaH , AlH (số oxi hóa của H là -1)
Số oxi hóa của O là: -2
Ví dụ: H2O, Na2O, SO2
Trường hợp ngoại lệ:
Số oxi hóa -1: H2O2, Na2O2
Số oxi hóa +2: OF2
Câu hỏi vận dụng liên quan
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Hướng dẫn cân bằng phương trình oxi hóa khử
Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử.
\(Fe_{3}^{+8/3} O_{4} + HN^{+5}O_{3} → Fe^{+3}(NO_{3})_{3} + N^{+2} O↑ + H_{2}O\)
Chất khử: Fe3O4
Chất oxi hóa: HNO3
Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.
Quá trình oxi hóa: \(Fe_{3} ^{+\frac{8}{3} } \overset{}{\rightarrow} 3Fe^{+3} +1e\)
Quá trình khử: \(N^{+5} +3e\overset{}{\rightarrow} N^{+2}\)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
3× 1× | \(Fe_{3} ^{+\frac{8}{3} } \overset{}{\rightarrow} 3Fe^{+3} +1e\) \(N^{+5} +3e\overset{}{\rightarrow} N^{+2}\) |
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Ví dụ 2: Lập phương trình phản ứng hóa học của Carbon monoxide khử Iron (III) oxide ở nhiệt độ cao, thành Iron và Carbon dioxide theo phương trình phản ứng sau:
Fe2O3 + CO \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe + CO2
Hướng dẫn cân bằng phương trình oxi hóa khử
Bước 1. Xác định số oxi hóa
\(Fe^{+3}_{2} O_{3} + C^{+2}O \overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe^{0} + C^{+4}O_{2}\)
Số oxi hóa của Fe giảm từ +3 xuống 0
⇒ Fe trong Fe2O3 là chất oxi hóa
Số oxi hóa của C tăng từ +2 lên +4
⇒ C trong CO là chất khử
Bước 2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Quá trình oxi hóa: \(C^{+2} \overset{ }{\rightarrow} C^{+4}+2e\)
Quá trình khử: \(Fe^{+3}_{2} +3e \overset{ }{\rightarrow} 2Fe^{0}\)
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp cho các chất oxi hóa khử
3× 2× | \(C^{+2} \overset{ }{\rightarrow} C^{+4}+2e\) \(Fe^{+3} +3e \overset{ }{\rightarrow} Fe^{0}\) |
Bước 4. Đặt các hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, hoàn thành PTHH.
Fe2O3 + 3CO \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe + 3CO2
Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Số oxi hóa của Fe trong Fe3O4 bằng bao nhiêu?
A. +2
B. +8/3.
C. +3.
D. +2 và +3.
Câu 2. Số oxi hóa của N trong Ca(NO3)2 là
A. +5
B. -5
C. -4
D. + 4
Câu 3. Số oxi hóa của nitrogen trong NH4+, NO2- , và HNO3 lần lượt là:
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
Đặt x, y, z lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitrogen trong NH4+, NO2- , và HNO3
Ta có: x + 4.1 = 1 ⇒ x = -3. Số OXH của N trong NH4+là -3
y + 2.(-2) = -1 ⇒ y = 3. Số OXH của N trong NO2- là +3
z + 1 + 3.(-2) = 0 ⇒ z = 5. Số OXH của N trong HNO3 là +5
Câu 4. Hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử NH4Cl lần lượt là
A. -3
B. +5
C. +5
D. -3
N thuộc nhóm IVA nên có hóa trị 4
Số OXH: x + 4.1 + (-1)=0 ⇒ x = -3.
Câu 5. Trong phản ứng:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 8
B. 6
C. 4
D. 2
Dựa vào phương trình hóa học ta thấy, cứ 8 phân tử HNO3 thì có 6 phân tử đóng vai trò là môi trường tạo muối; 2 phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa.
Câu 6. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các chất lần lượt là:
A. 2; - 2; - 4; + 8
B. 0; + 4; + 2; + 7
C. 0; + 4; - 2; + 7
D. 0; + 2; - 4; - 7
\(Mn^{0} , Mn^{+4}O_{2} , Mn^{+2}Cl_{2}, KMn^{+7}O_{4}\)
--------------------------