Tốc độ phản ứng tăng lên khi

Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Tốc độ phản ứng tăng lên khi được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tốc độ phản ứng hóa học, cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi, bài tập sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trinh học tập, làm bài kiểm tra được tốt hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Tốc độ phản ứng tăng lên khi

A. Giảm nhiệt độ

B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng

C. Tăng lượng chất xúc tác

D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tốc độ phản ứng tăng lên khi Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng

Đáp án B

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng

Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

 Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng là do:

A. số phân tử chất tham gia tăng

B. số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất tham gia tăng lên

C. tốc độ chuyển động của các phân tử tăng lên

D. phản ứng thu nhiệt nên có thêm năng lượng để các chất phản ứng với nhau

Xem đáp án
Đáp án B

Khi tăng phản ứng,các phân tử sẽ có động năng lớn hơn,chuyển động nhiều hơn, sẽ làm tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất tham gia tăng lên,làm tăng tốc độ trao đổi chất, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

Câu 2. Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?

A. Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.

B. Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.

C. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.

D. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung A đúng vì khi đó nhiệt độ giảm nên tốc độ phản ứng phân hủy thực phẩm giảm, thực phẩm giữ được lâu hơn.

Nội dung B đúng vì tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.

Nội dung C đúng vì tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

Nội dung D sai vì ở tầng khí quyển trên cao khí oxi loãng hơn so với mặt đất nên nhiên liệu cháy chậm hơn.

Câu 3. Trong các phương pháp sau, phương pháp nào làm giảm tốc độ phản ứng?

A. Nấu thức ăn trong nồi áp suất

B. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào oxi

C. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt than cốc (sản xuất gang)

D. Lấy nắp đậy bếp lò than khi đang cháy.

Xem đáp án
Đáp án D

A. Nấu thức ăn trong nồi áp suất giúp thời gian thức ăn chín nhanh và nhừ hơn → tăng tốc độ phản ứng

B. Tăng nồng độ Oxi giúp lưu huỳnh cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng

C. Tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng

D. Đóng nắp làm giảm nồng độ oxi làm than khó tiếp tục cháy → giảm tốc độ phản ứng

Câu 4. Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng:

A. không phụ thuộc vào nhiệt độ

B. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc

C. không phụ thuộc vào áp suất

D. không phụ thuộc vào khuấy trộn

Xem đáp án
Đáp án C

Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng không phụ thuộc vào: áp suất.

Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất khí

---------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tốc độ phản ứng tăng lên khi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 3.631
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm