Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm chương 1: Nguyên tử phần 5

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 1: Nguyên tử phần 5 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 1

Bài 1: Chọn câu phát biểu sai:

1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton = số electron = số điện tích hạt nhân

2. Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4. Số proton = điện tích hạt nhân

5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2, 4, 5

B. 2, 3

C. 3, 4

D. 2, 3, 4

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

2. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron.

3. Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử = mp + mN

Bài 2: Cho ba nguyên tử có kí hiệu làchuyên đề hóa học 10 . Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

B. Đây là 3 đồng vị.

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

chuyên đề hóa học 10

Bài 3: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số Nơtron

chuyên đề hóa học 10

Chọn đáp án: C

Giải thích: Số nơtron trong các nguyên tử lần lượt là:

chuyên đề hóa học 10

Bài 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X phân bố như sau:chuyên đề hóa học 10

Số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử X là

A. 5, B

B. 8, O

C. 10, Ne

D. 7, N

Chọn đáp án: D.

Giải thích: Cấu hình đầy đủ của X là: 1s22s22p3

Bài 5: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:

A. 3 B. 15 C. 14 D. 13

Chọn đáp án: D

Giải thích: Cấu hình của R là 1s22s22p63s23p1

Bài 6: Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp.

B. Tất cả đều đúng.

C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.

D. Lớp thứ n có n phân lớp (n ≤ 4)

Chọn đáp án: C.

Bài 7: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34,trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện.Nguyên tố R và cấu hình electron là?

A. Na , 1s22s2 2p63s1

B. F, 1s22s2 2p5

C. Mg , 1s22s2 2p63s2

D. Ne , 1s22s2 2p6

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 34

P + n + e = 34 ⇒ 2p + n = 34 (1)

Tổng số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện

P + e = 1,833n hay 2p -1,833n = 0 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = 11, n =12

Cấu hình electron của R là: Na, 1s22s22p63s1

Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử X là

A. 10 B. 6 C. 5 D. 7

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Ta cóchuyên đề hóa học 10

2p + n = 10 => n = 10 – 2p, thay vào (1) ta có

chuyên đề hóa học 10 ↔ P ≤ 10 – 2P ≤ 1,52P

Giải ra ta có p = 3, n =4

Số khối của X = p + n = 7

Bài 9: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron của Y là

A. 1s22s22p6.

B. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p62d2.

D. 1s22s22p63s13p1.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của Y là 36

P + n + e = 36 2p + n = 36 (1)

Tổng số hạt mang điện gấp đôi lần số hạt không mang điện

P + e = 2n hay 2p -2n = 0 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = n = 12

Cấu hình electron của Y là : 1s22s22p63s2.

Bài 10: Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị 16O(X1%), 17O(X2%), 18O(4%), nguyên tử khối trung bình của Oxi là 16,14. Phần trăm đồng vị 16O v à 17O lần lượt là:

A. 35% và 61%

B. 90% và 6%

C. 80% và16%

D. 25% và 71%

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

x1 + x2 + 4 = 100

chuyên đề hóa học 10 , vậy x1 = 90, x2 = 6

Bài 11: Một nguyên tố X có 3 đồng vịchuyên đề hóa học 10 Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số nơtron đồng vị 1 là 1 đơn vị. A1, A2, A3 lần lượt là:

A. 24;25;26 B. 24;25;27 C. 23;24;25 D. 25;26;24

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

Ta có A1+ A2 + A3 = 75

Số khối trung bìnhchuyên đề hóa học 10

A1 + 1 = A2

Giải ra ta có A1 = 24, A2 = 25, A3 = 26

Bài 12: Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d1. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:

A. 21 B. 15 C. 25 D. 24

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Cấu hình electron đầy đủ của R là 1s22s22p63s23p63d14s2

Bài 13: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây khi nhận thêm 1e thì đạt cấu hình e của Ne(Z=10).

A. Cl (Z=17) B. F (Z=9) C. N (Z=7) D. Na (Z=11)

Chọn đáp án: B

Bài 14: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18. Số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện.Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 18

P + n + e = 18 ⇒ 2p + n = 18 (1)

Số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện

N = (p+e)/2 hay n = p = e (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = n =6

Cấu hình e của R : 1s22s22p2. Số electron độc thân = 2

Bài 15: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. So hạt nơtron và electron trong ion X lần lượt là

A. 36 và 27.

B. 36 và 29.

C. 29 và 36.

D. 27 và 36.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của X2+ là 92

P + n + e -2 = 92 ⇒ 2p + n = 94 (1)

Tổng số hạt mang điện gấp nhiều hơn số hạt không mang điện là 20

(P + e - 2) – n = 20 hay 2p – n = 22 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = 29, n =36

Bài 16: Nguyên tử của nguyên tố X có tống số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của X là:

A. 18 B. 17 C. 15 D. 16

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của X là 49

P + n + e = 49 ⇒ 2p + n = 49 (1)

Tổng số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện

n = 53,125% (p+e) hay n = 53,125%.2p (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = 16, n =17

Bài 17: M và X là hai nguyên tử kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả nguyên tử M và X là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 12. Tìm M và X

A. Na, K.

B. K, Ca.

C. Mg, Fe.

D. Ca, Fe.

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Ta có: ZM + ZX = (142 : 42) : 4 = 46.

2ZM – 2ZX = 12 (tổng số hạt mang điện là 2Z)

Dễ dàng tìm được ZM = 26, ZX = 20. Vậy M là Fe, X là Ca.

Bài 18: Nguyên tử R có tống số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Kết luận nào sau đây không đúng với R ?

A. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 16.

B. R có số khối là 35.

C. Điện tích hạt nhân của R là 17+.

D. R có 17 nơtron.

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 52

P + n + e = 52 ⇒ 2p + n = 52 (1)

Tổng số hạt không mang điện gấp 1,059 số hạt mang điện âm

n = 1,059.e hay n -1,059p = 0 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e =17 , n =18

Số khối của R = 35.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời cho câu hỏi số 19, 20

Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số ng tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y.

Bài 19: Vậy phần trăm của từng đồng vị là

A. 73 và 27

B. 27 và 73

C. 54 và 46

D. 46 và 54

Chọn đáp án: B.

Bài 20: Số khối của X và Y lần lượt là

A. 65 và 67

B. 63 và 66

C. 64 và 66

D. 65 và 63

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Gọi số khối của hai đồng vị X, Y là A1 và A2; phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này là x1 và x2. Theo giả thiết ta có:

chuyên đề hóa học 10

Bài 21: Cho biết: 8O và 15P. Xác định số hạt mang điện có trong P2O5?

A. 46 hạt B. 92 hạt C. 140 hạt D. 70 hạt.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Số hạt mang điện trong P2O5 bằng 2.2.15 + 2.5.8 = 140 hạt

Bài 22: Tổng số hạt mang điện dương trong phân tử CO2 (Cho 6C và 8O)

A. 14 B. 28 C. 22 D. 44

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Số hạt mang điện dương = pC + pO.2 = 6 + 8.2 = 22 hạt

Bài 23: Nguyên tố X có 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:

A. 15 B. 14 C. 12 D. 13

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

X1 có tổng các loại hạt bằng = 18 và các hạt trong X1 bằng nhau

Ta có p + e + n = 18 mặt khác p = e =n => p = e = n =6

X2 có số hạt proton bằng số hạt proton trong X1 do cùng là đồng vị:

2p + n = 20 => n = 8, Ta có số khối của X1 = 12, X2 = 14

%X1 = % X2 = 50%.

chuyên đề hóa học 10

Bài 24: Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dd AgNO3 dư ta thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị 35X(x1%) và 37X(x2%). Vậy giá trị của x1% và x2% lần lượt là:

A. 25% & 75%

B. 75% & 25%

C. 65% & 35%

D. 35% & 65%

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Ta có NaX + AgNO3 → NaNO3 + AgX

M tăng = 108 - 23 = 85, m tăng = 8,5

nAgX = 0,1, MAgX = 143,5 => X :35,5(Cl)

ta cóchuyên đề hóa học 10 => x = 75%

Bài 25: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +2,7234.10-18C. Trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Kí hiệu nguyên tử của X là

chuyên đề hóa học 10

Chọn đáp án: D

Giải thích:

1 hạt proton có điện tích là +1,602.10-19C.

⇒ Số hạt proton trong X = 17

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16:

2p – n = 16 => n = 18

Số khối của X = p + n = 35

Bài 26: Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử R có điện tích bằng -32.10-19C. Nguyên tố R là

A. Mg B. Ca. C. K. D. Al.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

1 hạt electron có điện tích là -1,602.10-19C.

Số hạt electron trong X = p = 20.

Bài 27: Nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là

chuyên đề hóa học 10

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Ta cóchuyên đề hóa học 10

2p + n = 28 => n = 28 – 2p, thay vào (1) ta có

chuyên đề hóa học 10 ↔ P ≤ 28 – 2P ≤ 1,52P

Giải ra ta có p = 9, n =10

Số khối của X = p + n = 19

Bài 28: Hợp chất vô cơ T có công thức phân tử XY2. Tổng số các hạt trong phân tử T là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. Công thức phân tử của T là:

A. N2O. B. NO2. C. OF2. D. CO2.

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử X là : pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử XY2 là 66

pX + nX + ex + 2.(py + ny + ey)= 66 hay 2pX + nX + 4py +2ny = 66 (1) pX = ex và py = ey.

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 nên :

pX + ex + 2py + 2ey – nX - 2ny = 22 2pX + 4py - nX - 2ny = 22 (2)

Số khối của Y nhiều hơn X là 4

pX + nX – (py + ny) = 4 (3)

Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt

py + ny + ey – (pX + nX + ex) = 6 hay 2py + ny – (2pX + nX) = 6 (4)

Từ (1), (2), (3), (4) ta có : pX = 6 (C) và py = 8 (O).

Bài 29: Tổng số hạt electron trong ion NH4+, biết N (Z=7) và H (Z=1)

A. 8 B. 11 C. 10 D. 12

Chọn đáp án: C

Giải thích: Số hạt electron trong ion là (nhường đi 1 e): pN + pH.4 – 1 = 10 hạt

Bài 30: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17, X là

A. S B. P C. Si D. Cl

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của X3- là 49

P + n + e +3 = 49 2p + n = 46 (1)

Tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 17

P + e + 3 – n = 17 hay 2p -n = 14 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = 15, n =16

Cấu hình electron của R là : Na , 1s22s22p63s1

Bài 31: Nguyên tử S(Z=16) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là:

A. 1s22s22p6 3s1

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p6 3s3

D. 1s22s2 2p63s23p6

Chọn đáp án: D.

Giải thích: Cấu hình của S 1s22s22p63s23p4

=> cấu hình của S2-(nhận thêm 2 e): 1s22s22p63s23p6

Bài 32: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 3 B. 15 C. 14 D. 13

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cấu hình của X là 1s22s22p63s23p3

Bài 33: Nguyên tử M2+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là:

A. 24 B. 25 C. 27 D. 29

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Cấu hình đầy đủ của M là:

Cấu hình của R là 1s22s22p63s23p63d104s1

Bài 34: Số electron trong các ion sau: NO3-, NH4+, HCO3-, H+, SO42- theo thứ tự là

A. 32, 12, 32, 1, 50.

B. 31,11, 31, 2, 48.

C. 32, 10, 32, 2, 46.

D. 32, 10, 32, 0, 50.

Chọn đáp án: D.

Giải thích: Số hạt e trong các nguyên tử N (e = 7), H (e= 1),O (e=8), S (e = 16), C(e=6).

chuyên đề hóa học 10

Bài 35: Chọn câu phát biểu đúng :

1.Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton = số nơtron= số điện tích hạt nhân

2.Tổng số proton và số nơtron trong một hạt nhân gọi là số khối

3.Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4.Số proton cho biết số hiệu điện tích hat nhân.

5.Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron

A. 2, 4, 5

B. 2, 3

C. 3, 4

D. 1, 2, 4

Chọn đáp án: D

Bài 36: Cho ba nguyên tử có kí hiệu làchuyên đề hóa học 10 . Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

B. Đây là 3 đồng vị.

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

chuyên đề hóa học 10

Bài 37: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số Nơtron:

chuyên đề hóa học 10

A. 1;2;3;4

B. 3;2;1;4

C. 2;3;1;4

D. 4;3;2;1

Chọn đáp án: C

Bài 38: Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: 6329Cu, 6529Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % về khối lượng của 6329Cu trong CuCl2 là giá trị nào dưới đây? Biết MCl=35,5.

A. 73,00 % B. 27,00% C. 32,33% D. 34,18 %

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Phần trăm đồng vị 63Cu = x, thì % đồng vị 65Cu = 100 - x

Ta có

chuyên đề hóa học 10

Bài 39: Phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Tổng số hạt trong Y- nhiều hơn trong X3+ là 16. Công thức của XY3 là:

A. CrCl3. B. FeCl3. C. AlCl3. D. SnCl3.

Chọn đáp án: C.

Giải thích:

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử X là : pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử XY3 là 196

Px + nx + ex + 3.(py + ny + ey)= 196 hay 2px + nx + 6py + 3ny = 196 (1) px = ex và py = ey.

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 nên :

Px + ex + 3py + 3ey – nx - 3ny = 22 2px + 6py - nx - 3ny = 60 (2)

Tổng số hạt trong Y- nhiều hơn trong X3+ là 16

2Py + ny + 1 – (2px + nx – 3) = 16 hay 2py – 2px + ny –nx = 12

Giải ra ta có px = 13 (Al), py = 17 (Cl).

Bài 40: Trong phân tử XY2 có 30 proton. Trong nguyên tử X cũng như Y có số proton bằng số nơtron. X và Y lần lượt là:

A. C và O.

B. S và O.

C. Si và O.

D. C và S.

Chọn đáp án: C.

Giải thích:

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử X là : pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

Tổng số hạt proton của nguyên tử XY2 là 30

px + 2py = 30, py < 15 , dựa vào đáp án => Y là O (p=8), vậy px = 14 (Si)

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 1: Nguyên tử phần 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Chuyên đề Hóa học 10

Xem thêm