Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xác định loại phản ứng hóa học

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Xác định loại phản ứng hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập: Xác định loại phản ứng hóa học

A. Phương pháp & ví dụ

1/ Lý thuyết và phương pháp giải

Phân biệt các loại phản ứng hóa học:

- Phản ứng hoá hợp: Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới. Tгопg phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

- Phản ứng phân huỷ: Là phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới. Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.

- Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

- Phản ứng trao đổi: Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

- Phản ứng oxi hóa khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

2/ Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe2 O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3) 3 + 3H2 O

B. H2 SO4 + Na2 O → Na2 SO4 + 2H2 O

C. Fe2 O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3) 2 + 2AgCl ↓

Hướng dẫn:

Nhắc lại: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa.

Xét sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong các phản ứng trên ta thấy chỉ có đáp án C có sự thay đổi số oxi hóa Fe3+xuống Fe0; C+2lên C+4

⇒ Chọn C

Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2 O → Ca(OH) 2

B. 2NO2 → N2 O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH) 2 + O2 + 2H2 O → 4Fe(OH) 3

Hướng dẫn:

Nx: Đáp án A và B không có sự thay đổi số oxi hóa nên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Còn lại đáp án C và D.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ nhiều chất tham gia tạo thành 1 chất mới. Do đó loại đáp án C.

⇒ Chọn D

Ví dụ 3: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4 NO2 → N2 + 2H2 O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4 Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2 O

Hướng dẫn:

⇒ Chọn A

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Loại phản ứng nào sau đây luôn là không phải phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Đáp án: D

Câu 2. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:

A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử.

C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch.

Đáp án: C

Câu 3. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Đáp án: A

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Đáp án: B

Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Đáp án: D

Câu 6. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Đáp án: A

Câu 7. Cho các phản ứng sau :

a. FeO + H2SO4 đặc nóng

b. FeS + H2SO4 đặc nóng

c. Al2O3 + HNO3

d. Cu + Fe2(SO4)3

e. RCHO + H2

f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O

g. Etilen + Br2

h. Glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là?

A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, d, e, f, g.

C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.

Đáp án: B

Câu 8. Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:

A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.

Đáp án: D

Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3

Fe + 6HNO3 → 3H2O + 3NO2 + Fe(NO3)3

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

3FeSO4 + 6HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Câu 9. Xét phản ứng sau:

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)

2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)

Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng

A. oxi hóa – khử nội phân tử.

B. oxi hóa – khử nhiệt phân.

C. tự oxi hóa – khử.

D. không oxi hóa – khử.

Đáp án: C

Câu 10. Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. không xảy ra phản ứng.

B. xảy ra phản ứng thế.

C. xảy ra phản ứng trao đổi.

D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

Đáp án: D

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Xác định loại phản ứng hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm