Trắc nghiệm chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử phần 1

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử phần 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 4

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH3 + HCl → NH4Cl

B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

D. H2SO4+ BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Đáp án C

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Cl2+ 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2+ AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Đáp án B

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

A. SO3 + H2O → H2SO4

B. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

C. CO2 + C → 2CO

D. H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl

Đáp án D

Câu 4: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế D. phản ứng trao đổi

Đáp án C

Câu 5: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3 H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là

A. 1596,9 B. 1652,0 C. 1872,2 D. 1927,3

4 C3H5O9N3 → 12CO2 + 10H2O + 6N2 + O2

nC3H5O9N3 = 1000/227 mol

⇒ tổng mol khí là (12 + 10 + 6 + 1)/4 . nC3H5O9N3 = 7250/227 mol

⇒ Vkhí = n.50 = 1596,9 l.

Đáp án A

Câu 6: Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ

A. Chỉ bị oxi hóa.

B. Chỉ bị khử.

C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Đáp án C

Câu 7: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. S B. F2 C. Cl2 D. N2

Đáp án B

Câu 8: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất khử?

A. Cacbon B. Kali C. Hidro D. Hidro sunfua

Đáp án B

Câu 9: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2++ 2Ag.

Kết luận nào sau đây sai?

A. Cu2+có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.

B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.

Đáp án A

Câu 10: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O

B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Đáp án C

Câu 11: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2

A. 4 B. 6 C. 9 D. 11

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Đáp án D

Câu 12: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là

A. 8 B. 9 C. 12 D. 13

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Đáp án B

Câu 13: Cho phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Đáp án A

Câu 14: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. HCl, Fe2+, Cl2

B. SO2, H2S, F¯

C. SO2, S2-, H2S

D.Na2SO3, Br2, Al3+

Đáp án A

Câu 15: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Các chất phản ứng là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4

Fe + 6HNO3 → 3H2O + 3NO2+ Fe(NO3)3

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

3FeSO4 + 6HNO3 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Đáp án B

Câu 16: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

A. 14,7 gam B. 9,8 gam C. 58,8 gam D. 29,4 gam

Cr+6 + 3e → Cr+3

x 3x

Fe+2 → Fe+3 + 1e

0,6 mol 0,6 mol

Áp dụng ĐL bảo toàn e ⇒ 3.x = 0,6 ⇒ x = 0,2 mol

nCr + 6 = 0,2 mol ⇒ nK2Cr2O7 = 0,2/2= 0,1 mol

⇒ mK2Cr2O7 = 0,1 .294= 29,4g

Đáp án D

Câu 17: Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, thu được 1,51 gam MnSO4. Số mol I2 tạo thành và KI tham gia phản ứng là

A. 0, 025 và 0,050 B. 0,030 và 0,060

C. 0,050 và 0,100 D. 0,050 và 0,050

nMnSO4 = 0,01 mol, nI2 = x mol

2I- → I2 +2e

2x x 2x

Mn+7 +5e → Mn+2

0,05 0,01

BT e ⇒ 2.x = 0,05 ⇒ x = 0,025 mol

nI2 = 0,025 mol , nKI = 0,05 mol.

Đáp án A

Câu 18: Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng sau (với hệ số các chất là số nguyên tối giản):

SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + H2SO4 + K2SO4

Các hệ số của KMnO4 và H2SO4 lần lượt là

A. 2 và 2 B. 2 và 5 C. 1 và 5 D. 1 và 3

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + 2H2SO4 + KM2SO4

Đáp án A

Câu 19: Cho phương trình phản ứng sau:

Na2SO3+ K2Cr2O7 + H2SO4 → ___

Các sản phẩm tạo thành là

A. Na2SO4, Na2Cr2O7, K2SO4

B. Na2SO4, Cr2 (SO4)3, K2SO4

C. Na2S, Na2CrO4, K2MnO4

D. SO2, Na2Cr2O7, K2SO4

Na2SO3 + K2Cr2O7 + H2SO4 → 3Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 4H2O

Đáp án B

Câu 20.Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là:

A. 52,94% B. 47,06% C. 32,94% D. 67,06%

nH2 = 5,6/22,4= 0,25 mol

Ta có: 27.nAl +24.nMg =5.1 (1)

BT e:

Al → Al3+ + 3e

Mg → Mg2+ + 2e

H+ + 2e → H2

⇒ 3.nAl + 2.nMg =2.nH2 = 2.0,25 = 0,05 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ nAl = nMg =0,1 ⇒ %mAl = 52,94%

Đáp án A

Câu 21. Cho 24,6 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 84,95 gam muối khan. Thể tích H2 (đktc) thu được bằng:

A. 18,06 lít B. 19,04 lít C . 14,02 lít D. 17,22 lít

Ta có: mmuối = mkim loại + 71. ⇒ 84,95 = 24,6 + 71.nH2

⇒nH2= 0,85 mol ⇒ VH2= 19,04 mol.)

Đáp án B

Câu 22. Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 38,72 B. 35,5 C. 49,09 D. 35,36

Giả thiết hỗn hợp ban đầu được tạo ra từ a mol Fe và b mol O2

nNO = 1,334 / 22,4 = 0.06(mol)

Các quá trình cho - nhận e

chuyên đề hóa học 10

⇒ a = 0,16 ⇒ có 0,16 mol Fe(NO3)3⇒mFe(NO3)3 = 38,72g

Đáp án A

Câu 23: Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.

(Biết tỉ lệ thể tích N2O : NO =1 : 3)

Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3

A. 66 B. 60 C. 51 D. 63

17Al + 66HNO3 → 17Al(NO3)3 + 9NO + 3N2O + 3H2O.

Đáp án A

Câu 24: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là

A. y = 17x B. x = 15y C. x =17y D. y = 15x

CuFeS2 → Cu2+ + Fe3+ + 2S+6 + 17e

x 17x

N+5 + 1e → N+4

y y

BT e ⇒ 17x = y

CuFeS2 + 22HNO3 Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 17NO2 + 9H2O

Đáp án A

Câu 25: Cho từng chất: C, Fe, BaCl2, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3, Al2O3, H2S, HI, HCl, AgNO3, Na2SO3 lần lượt phản ứng với H2SO4đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 5 B. 6 C. 7 D. 9

Số chất phản ứng với H2SO4 đặc, nóng là phản ứng oxi hóa khử là: C, Fe, Fe3O4, FeCO3, H2S, HI

C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

3H2S + H2SO4 → 4S + 4H2O

8HI + H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O

Đáp án B

Câu 26: Cho dãy các chất: HCl, SO2, F2, Fe2+, Al, Cl2. Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Các phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: HCl, SO2 ,Fe2+, Cl2.

Đáp án B

Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 41,6 B. 54,4 C. 48,0 D. 46,4

Fe + 2HCl → FeCl2+H2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2 (SO4)3+3SO2+6H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+SO2+2H2O

nH2 = 0,4 mol ⇒ nFe = 0,4 mol

nSO2 = 0,9 mol. BT e ⇒ 3.nFe + 2.nCu = 2.nSO2 =0,9.2 =1,8 mol

⇒ nCu = (1,8 – 3.0,4)/2 = 0,3 mol

m = 0,4.56 + 0,3.64 = 41,6(g)

Đáp án A

Câu 28: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử?

A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O

D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4

Đáp án D

Câu 29: Cho phương trình phản ứng:

aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O

Tỉ lệ a : b là

A. 2:3 B. 2:5 C. 1:3 D. 1:4

Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Đáp án D

Câu 30 Cân bằng phương trình hóa học dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng:

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

chuyên đề hóa học

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử phần 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 356
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm