Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 2

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 3

Bài 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion:

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Ion âm gọi là anion, ion dương gọi là cation.

Bài 2: Cho các ion: Na+, Al3+, SO42-, NO3-, Ca2+, NH4+, Cl–. Hỏi có bao nhiêu cation?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Chọn đáp án: C

Giải thích: Cation là phần tử mang điện dương, các cation lần lượt là: Na+, Ca2+, Al3+, NH4+

Bài 3: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. nhận thêm electron.

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron.

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Kim loại thường có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng nên sẽ có khuynh hướng nhường electron.

Bài 4: Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Chọn đáp án: A

Giải thích:

Có thể dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố hoặc công thức cấu tạo của các phân tử.

Các phân tử có cực là HCl.

CTCT của các hợp chất là: H-H (H2), O=C=O (CO2), H-Cl, Cl-Cl (Cl2)

Bài 5: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết:

A. cộng hoá trị không cực.

B. hiđro.

C. cộng hoá trị có cực.

D. ion

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Do 2 nguyên tử brom có độ âm điện tương tự nhau.

Bài 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết:

A. cộng hoá trị không cực.

B. hiđro.

C. cộng hoá trị có cực.

D. ion

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Độ âm điện của nguyên tử H = 2,2, của nguyên tử Cl = 3,16, cặp e chung sẽ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl)

Bài 7: Liên kết trong hợp chất nào dưới đây thuộc loại liên kết ion (biết độ âm điện của Cl(3,16), Al(1,61), Ca(1), S (2,58)

A. AlCl3 B. CaCl2 C. CaS D. Al2S3

Chọn đáp án: B

Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.

Phân tửAlCl3CaCl2CaSAl2S3
Hiệu đ5ộ âm điện1,552,161,580,97

Bài 8: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là:

A. 0, +2, +6, +4.

B. 0, –2, +4, –4.

C. 0, –2, –6, +4.

D. 0, –2, +6, +4.

Chọn đáp án: D.

Giải thích: Gọi số oxi hóa của S là x

SH2SH2SO4SO2
0

(+1).2 + x = 0

⇒ x = -2

(+1).2 + x + (-2).4 = 0

x = +6

x + (-2).2 = 0

x = +4

Bài 9: Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là:

A. NaClO B. NaClO2 C. NaClO3 D. NaClO4

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của Cl là x.

Ta có số oxi hóa của Na = +1, O = - 2

(+1).1 + x.1 + (-2).2 ⇒ x = +3

Bài 10: Chỉ ra nội dung sai

A. Số oxi hoá của nguyên tố trong các hợp chất bằng hoá trị của nguyên tố đó.

B. Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.

C. Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

D. Tổng số oxi hoá của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

Chọn đáp án: A

Bài 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự góp chung các electron độc thân.

B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Chọn đáp án: C.

Bài 12: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hoá trị.

C. Liên kết kim loại.

D. Liên kết hiđro.

Chọn đáp án: B.

Bài 13: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2:

A. Phân tử có cấu tạo góc.

B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng: O=C=O

Bài 14: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg (1,31)

A. HCl. B. NH3. C. H2O. D. MgCl2

Chọn đáp án: D

Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.

Phân tửHClNH3.H2OMgCl2
Hiệu độ âm điện0,960,841,241,85

Bài 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. cộng hoá trị không phân cực.

B. hiđro.

C. cộng hoá trị phân cực.

D. ion

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nhiều so với nguyên tử hidro, và hiệu độ âm điện trong phân tử H2O = XO-XH = 1,24 ⇒ Liên kết cộng hóa trị phân cực

Bài 16: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất: NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là:

A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1

B. 0, +1,–4, +5, –2, 0

C. -3, +5, +2,+4, 0,+1

D. 0, +1.+3, –5, +2, –4

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Gọi số oxi hóa của N là x, số oxi hóa trong hợp chất của H =+1, O = -2.

NH4ClHNO3NONO2N2N2O

x + (+1).4 + (-1) = 0

x = -3

(+1) + x + (-2).3 = 0

x = +5

X = +2x = +40

x.2 + (-2) = 0

⇒ x = +1

Bài 17: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau: “Trong tất cả các hợp chất,...”

A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.

B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.

C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Trong NaH, số oxi hóa của H = -1.

Trong H2O2, số oxi hóa của O = -1

Bài 18: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau: “Trong tất cả các hợp chất,...”

A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1

B. halogen luôn có số oxi hoá –1.

C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2....).

D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Ví dụ trong KClO, số oxi hóa của Cl là + 1.

Bài 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

A. O2, H2O, NH3

B. H2O, HF, H2S

C. HCl, O3, H2S

D. HF, Cl2, H2O

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đáp án A loại O2, đáp án C loại O3, đáp án D loại Cl2. Đây là các phân tử không phân cực

Bài 20: Các chất mà phân tử không phân cực là:

A. HBr, CO2, CH4

B. Cl2, CO2, C2H2

C. HCl, C2H2, Br2

D. NH3, Br2, C2H4

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đáp án A loại HBr (∆X = 0,76, liên kết cộng hóa trị phân cực), đáp án C loại HCl (∆X = 0,96), đáp án D loại NH3 (∆X = 0,84).

Bài 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion:

A. NaF B. CH4 C. H2O D. CO2

Chọn đáp án: A

Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.

Phân tửNaFCH4H2OCO2
Hiệu độ âm điện3,050,351,240,89

Bài 22: Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung

A. Ở giữa hai nguyên tử.

B. Lệch về một phía của một nguyên tử.

C. Chuyển hẳn về một nguyên tử.

D. Nhường hẳn về một nguyên tử.

Chọn đáp án: B.

Bài 23: Hoàn thành nội dung sau: “Nói chung, các chất chỉ có …………….. không dẫn điện ở mọi trạng thái”.

A. Liên kết cộng hoá trị

B. Liên kết cộng hoá trị có cực

C. Liên kết cộng hoá trị không có cực

D. Liên kết ion

Chọn đáp án: C.

Bài 24: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau

D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung

Chọn đáp án: D.

Bài 25: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:

A. CaCl2 B. NH4Cl C. AlCl3 D. HCl

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Ion đa nguyên tử là NH4+

Bài 26: Số electron trong các cation: Na+, Mg2+, Al3+ là:

A. 11 B. 12 C. 10 D. 13

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nguyên tử Na, Mg, Al đã lần lượt nhường đi 1, 2, 3e để đạt cấu hình của Ne.

Bài 27: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:

A. + 5, -3, + 3

B. +3, -3, +5

C. -3, + 3, +5

D. + 3, +5, -3

Chọn đáp án: B

Giải thích: Gọi số oxi hóa của N là x.

NH4+NO2-HNO3

x + (+1).4 = +1

x = -3

x + (-2).2 = -1

x = +3

(+1) + x + (-2).3 = 0

x = +5

Bài 28: Trong phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành

A. cation natri và clorua.

B. anion natri và clorua.

C. anion natri và cation clorua.

D. anion clorua và cation natri.

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Na → Na+ + 1e

Cl + 1e → Cl-

Bài 29: Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion:

A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.

B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.

D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Hợp chất ion chỉ dẫn được điện khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

Bài 30: Phân tử nào phân cực mạnh nhất?

A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

∆X = Xphi kim - XNa

Do F có độ âm điện lớn nhất, nên NaF sẽ phân cực mạnh nhất

Bài 31: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là:

A. Lk ion

B. Lk cộng hóa trị

C. Lk cho- nhận

D. Không xác định được

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

Cấu hình của X: 1s22s22p63s23p5 (Cl)

Cấu hình của Y: 1s22s22p63s1 (Na)

Bài 32: Cho các nguyên tố A (ns1), B (ns2), X (ns2np5) đều thuộc chu kì nhỏ. Chọn phát biểu sai:

A. Liên kết giữa A và X: liên kết ion

B. A, B đều có xu hướng nhận e

C. X có xu hướng nhận thêm 1e.

D. A và B là kim loại, X là phi kim

Chọn đáp án: B.

Giải thích: B là kim loại nhóm IIA, X là phi kim điển hình nhóm VIIA. Liên kết tạo thành là liên kết ion.

Bài 33: Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:

A. 0, +3, +6, +5

B. +3, +5, 0, +6

C. 0, +3, +5, +6

D. + 5, +6, + 3, 0

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

SO3: x + (-2).3 = 0 ⇒ x = +6

PO43-: x + (-2).4 = -3 ⇒ x = +5

Bài 34: Số oxi hóa của các nguyên tố Al, Ba, Cl, O, Na trong các hợp chất BaCl2, Al2O3, Na2O lần lượt là:

A. A. +3, + 2, -1, -2, + 1

B. + 1 , + 2 , +3, -1, -2

C. 3+ , 2+ , 1+ , 2- , 1-

D. 3+ , 2+ , 1- , 2- , 1+

Chọn đáp án: A.

Bài 35: Hợp chất nào sau đây nitơ có cộng hóa trị 4:

A. NH4+ B. NH3 C. NO D. N2

Chọn đáp án: A

Bài 36: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. Công thức phân tử hợp chất khí của X với hiđro:

A. H2S B. HCl C. NH3 D. PH3

Chọn đáp án: D

Giải thích: X là P (có 15e, thuộc nhóm VA, hợp chất tạo với H có dạng XH3)

Bài 37: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4:

A. + 1 B. + 7 C. - 7 D. - 1

Chọn đáp án: B

Bài 38: Dãy chất nào sau đây đều chứa các chất có đồng thời ion đơn và ion đa nguyên tử:

A. NH4Cl, Na2SO4, H2S

B. KOH, Na2SO3, Ca(NO3)2

C. BaO, K3PO4, Al2(SO4)3

D. K2SO3, NH4NO3, Ca3(PO4)2

Chọn đáp án: B

Bài 39: Hoàn thành nội dung sau: “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.

A. Hợp chất vô cơ

B. Hợp chất hữu cơ

C. Hợp chất ion

D. Hợp chất cộng hoá trị

Chọn đáp án: C.

Bài 40: Nếu nguyên tử X có 3 e hoá trị và nguyên tử Y có 6 e hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là:

A. XY2. B. X2Y3. C. X2Y2. D. X3Y2.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

X sẽ có xu hướng nhường 3e tạo cation X3+, Y có xu hướng nhận 2e để tạo anion Y2-

Hợp chất tạo thành có dạng: X2Y3

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 2.312
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm