Phân biệt các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI
Nhận biết các ion halide X-
Nhận biết các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI được VnDoc biên soạn tổng hợp hướng dẫn bạn học phân biệt các ion halide X-, từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi bài tập có liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI
Hướng dẫn trả lời
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
Sử dụng dung dịch AgNO3.
+ Không có hiện tượng gì là dung dịch NaF.
+ Xuất hiện kết tủa màu trắng là dung dịch NaCl.
NaCl (aq) + AgNO3 (aq) → NaNO3 (aq) + AgCl (s)
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt là dung dịch NaBr.
NaBr (aq) + AgNO3 (aq) → NaNO3 (aq) + AgBr (s)
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng là dung dịch NaI.
NaI (aq) + AgNO3 (aq)→ NaNO3 (aq) + AgI (s)
Màu sắc của các silver halide không tan
Phân biệt các ion halide X-
Khi nhỏ dung dịch silver nitrate vào dung dịch acid HX hoặc muối halide MXn (M là kim loại hóa trị n), sẽ quan sát được các hiện tượng khác nhau, tùy thuộc vào ion halide X-. Trong đó:
- Khi X- là F- thì không thấy sự biến đổi, do không có phản ứng hóa học xảy ra.
- Khi X- là Cl- thì xuất hiện kết tủa trắng silver chloride (AgCl).
- Khi X- là Br- thì xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt silver bromide (AgBr).
- Khi X- là I- thì xuất hiện kết tủa màu vàng silver iodide (AgI).
Như vậy, có thể dùng dung dịch silver nitrate để phân biệt các ion halide.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?
A. HCl
B. HI
C. HF
D. HBr
Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh.
Câu 2. Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr
B. KI
C. NaCl
D. NaBr
NaCl tác dụng với H2SO4 đặc chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
Câu 3. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối?
A. NaOH
B. HCl
C. AgNO3
D. KNO3
Dung dịch AgNO3 có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối
Hiện tượng: AgF tan, AgCl kết tủa trắng, AgI kết tủa vàng nhạt, AgCl kết tủa vàng đậm.
Câu 4. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl?
A. HCl
B. HF
C. AgNO3
D. Br2
Dung dịch AgNO3 có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl.
AgNO3 + NaF không phản ứng
AgNO3 + NaCl → AgCl (↓ trắng) + NaNO3
Câu 5. Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl
B. NaBr
C. NaCl
D. HF
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ (vàng nhạt) + NaNO3
AgF tan, AgCl kết tủa trắng, AgBr kết tủa vàng nhạt, AgI kết tủa vàng đậm.
Xem thêm câu hỏi bài tập tại: Chuyên đề Bài tập Hóa 10 Nguyên tố nhóm Halogen
------------------------------
- Acid có khả năng ăn mòn thủy tinh là
- Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất
- Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí Chlorine là
- Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí Hydrogen chloride trong phòng thí nghiệm
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 1
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 2
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 4
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 5
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 6
- Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 7