Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 5

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 5 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 3

Bài 1: Anion X- có tổng số các hạt bằng 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Cấu hình e của X- là:

A. 1s22s22p63s23p5.

B. 1s22s22p63s23p6.

C. 1s22s22p63s23p4.

D. 1s22s22p6.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Ta có: Anion X- có tổng số các hạt bằng 53

2p + n + 1 = 53

Số hạt mang điện chiếm 66,04%, vậy số hạt không mang điện chiếm 33,96%

n= 33,96%.53 ⇒ n = 18, p = 17

Vậy X là Clo, cấu hình của X 1s22s22p63s23p5.

Bài 2: Hợp chất có công thức là AB2 có tổng số hạt mang điện bằng 64. Trong đó, hạt mang điện trong hạt nhân A nhiều hơn hạt mang điện trong hạt nhân B là 8.Phân tử AB2 có liên kết:

A. ion.

B. cộng hóa trị.

C. phối trí.

D. liên kết kim loại

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

Tổng số e trong ion AB2 là 64

2pA + 4pB = 64 (do p = e)

Hạt mang điện trong hạt nhân A nhiều hơn hạt mang điện trong hạt nhân B là 8

pA - pB = 8

Giải ra ta có pA =16 , pB = 8.

Liên kết trong SO2 là liên kết cộng hóa trị

Sử dụng dữ kiện, trả lời câu hỏi 43,44

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho biết tổng số electron trong anion XY32- là 42.

Bài 3: Xác định hai nguyên tố X, Y và XY32- trong số các phương án sau :

A. Be, Mg và MgBe3.

B. S, O và SO32-.

C. C, O và CO32-.

D. Si, O và SiO32-.

Chọn đáp án: B.

Bài 4: Liên kết giữa X và Y trong ion XY32- thuộc loại liên kết nào?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho - nhận.

Chọn đáp án: A

Giải thích:

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp nên có thể hơn kém nhau 8/18 hạt proton.

Tổng số electron: pX + 3pY + 2= 42 (do p =e)

Nếu pX – pY = 8, pX = 16, pY = 8 Ion là SO32-

Nếu pY – pX = 8, pX = 4, pY = 12, loại vì Be và Mg không tạo ion dạng MgBe32-

Bài 5: So với N2, khí NH3 tan được nhiều trong nước hơn vì:

A. NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. NH3 tạo được liên kết hiđro với nước.

C. NH3 có phản ứng một phần với nước.

D. trong phân tử NH3 chỉ có liên kết đơn.

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Nước là dung môi phân cực, do oxy có độ âm điện lớn hơn H nên trong phân tử nước O tích điện âm, H tích điện dương.

NH3 cũng phân cực mạnh, trong phân tử N có 2e chưa sử dụng và độ âm điện lớn nên tích điện âm, H tích điện dương.

Khi NH3 gặp nước thì đầu âm của phân tử này hút đầu dương của phân tử kia làm cho các phân tử NH3 phân tán vào nước, nên NH3 tan trong nước. Sở dĩ NH3 tan nhiều là vì liên kết hydro giữa NH3 và nước khá mạnh.

Bài 6: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34,trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện.Nguyên tố R tạo với Cl hợp chất có liên kết là?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết ion

C. Liên kết cho nhận

D. Liên kết phối trí

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 34

P + n + e = 34 ⇒ 2p + n = 34 (1)

Tổng số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện

P + e = 1,833n hay 2p -1,833n = 0 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e = 11, n =12

Cấu hình electron của R là : Na, 1s22s22p63s1, R tạo với Cl hợp chất có liên kết ion.

Bài 7: Nguyên tử R có tống số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Số oxi hóa cao nhất R có thể tạo với oxi là?

A. +1 B. +3 C. +5 D. +7

Chọn đáp án: D.

Giải thích:

Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 52

P + n + e = 52 ⇒ 2p + n = 52 (1)

Tổng số hạt không mang điện gấp 1,059 số hạt mang điện âm

n = 1,059.e hay n -1,059p = 0 (2)

Từ (1), (2) ta có p = e =17 , n =18

R là Clo, thuộc nhóm VIIA. Số oxi hóa cao nhất tạo với oxi là +7

Bài 8: Anion XY32- có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2.

B. X là nguyên tố cacbon.

C. Trong phân tử hợp chất giữa Na, X,Y vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị.

D. Hợp chất tạo giữa X và Y có dạng XY2 thì số proton là 32

Chọn đáp án: D

Giải thích:

(XY3)2- có tổng số hạt mang điện là 62 ⇒ 2.Zx + 2.3.Zy = 60

Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2 hạt ⇒ Zy - Zx = 2

Giải ra ta có: Zy = 8 (O); Zx = 6(C)

Trong CO2: pc + po.2 = 22

Bài 9: X và Y đều là hợp chất ion cấu tạo thành từ các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử X và Y lần lượt là 92 và 60. X và Y lần lượt là:

A. MgO; MgF2

B. MgF2 hoặc Na2O; MgO

C. Na2O; MgO hoặc MgF2

D. MgO; Na2O.

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Anion có cấu hình1s22s22p6 ⇒ Anion là F hoặc O

Cation có cấu hình1s22s22p6 ⇒ Cation là Na hoặc Mg

Nếu anion là O, tổng số hạt p,n,e trong X là 92, X là Na2O (2pNa + nNa) + (2pO + nO) = 92

Tổng số hạt trong Y là 60, vậy Y là MgO.

Nếu anion là F.

Tổng số hạt trong X là 92. X là MgF2 (2pMg + nMg) + (2.2pF + 2nF) = 92

Bài 10: X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Nếu các cặp X và Y; Y và Z; X và Z tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có liên ion?

A. Cặp X và Z.

B. Cả 3 cặp.

C. Cặp X và Y, cặp X và Z.

D. Cặp X và Y, cặp Y và Z.

Chọn đáp án: D

Giải thích: X là F, Y là K, Z là O. Liên kết ion tạo thành trong KF, K2O

Bài 11: Hợp chất vô cơ T có công thức phân tử XY2. Tổng số các hạt trong phân tử T là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. Trong T chỉ chứa loại liên kết nào?

A. Liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết ion

C. Liên kết cho nhận

D. Liên kết cộng phối trí.

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử X là : pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử XY2 là 66

Px + nx + ex + 2.(py + ny + ey)= 66 hay 2px + nx + 4py +2ny = 66 (1) px = ex và py = ey.

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 nên :

Px + ex + 2py + 2ey – nx - 2ny = 22 2px + 4py - nx - 2ny = 22 (2)

Số khối của Y nhiều hơn X là 4

Px + nx – (py + ny) = 4 (3)

Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt

py + ny + ey – (Px + nx + ex) = 6 hay 2py + ny – (2px + nx) = 6 (4)

Từ (1), (2), (3), (4) ta có : px = 6 (C) và py = 8 (O).

CTCT của CO2 : O=C=O, phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị.

Bài 12: Cộng hoá trị của một nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng 3s23p4 là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 6

Chọn đáp án: A

Bài 13: Số liên kết σ (xích ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; metan lần lượt là

A. 3; 5; 9

B. 5; 3; 4

C. 4; 2; 6

D. 4; 3; 6

Chọn đáp án: B

Giải thích:

CTCT: etilen (CH2=CH2): Có 5 liên kết σ

Axetilen (CH≡CH), có 3 liên kết σ

Metan CH4: có 4 liên kết σ

Sử dụng dữ kiện sau, trả lời câu hỏi 54, 55

Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion:

Nguyên tốKHCSClO
Độ âm điện:0,82,12,52,533,5

Bài 14: Trong phân tử HClO có chứa các loại liên kết nào?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực

B. Liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

C. Liên kết ion và cộng hóa trị phân cực

D. Liên kết cộng hóa trị và cho nhận.

Chọn đáp án: A

Bài 15: Trong phân tử KHS tồn tại những loại liên kết nào?

A. Liên kết ion và cho nhận

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực

C. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị không phân cực.

D. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị phân cực.

Chọn đáp án: D

Giải thích:

chuyên đề hóa học 10

Bài 16: Vì sao độ âm điện của nitơ và clo xấp xỉ nhau nhưng ở điều kiện thường N2 có tính oxi hoá kém Cl2?

A. Do Clo có phân tử khối lớn hơn so với N2.

B. Clo có nhiều electron hơn.

C. Do N2 có liên kết ba bền vững, nên tính oxi hóa yếu.

D. Do N2 có ít proton hơn.

Chọn đáp án: C.

Giải thích:

Ở điều kiện thường, phân tử N2 có liên kết ba bền vững (N-N) hơn so với phân tử Cl2

chỉ có liên kết đơn (Cl-Cl) ⇒ phân tử kém bền hơn sẽ có tính oxi hoá mạnh hơn

Bài 17: Dựa vào độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử các chất sau: CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3 (Cho độ âm điện của O = 3,5; Cl = 3,0; Br = 2,8; Na = 0,9; Mg = 1,2; Ca = 1,0; C = 2,5; H = 2,1; Al = 1,5; N = 3; B =2,0).

A. N2, CH4, BCl3, AlN, NaBr, MgO, CaO

B. N2, CH4, AlN, BCl3, NaBr, MgO, CaO

C. N2, CH4, BCl3, AlN, NaBr, CaO, MgO

D. N2, CH4, AlN, NaBr, BCl3, MgO, CaO

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Thứ tự tăng dần độ phân cực của liên kết:

chuyên đề hóa học 10

Bài 18: Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:

A. HI, HBr, HCl

B. HI, HCl, HBr

C. HCl, HBr, HI

D. HBr, HI, HCl

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Vì từ Cl → Br → I thì bán kính tăng rất nhanh trong khi độ âm điện lại giảm chậm

⇒ Độ phân cực H-X nhìn chung là tăng

Bài 19: Trong phân tử H2SO3, có ..... liên kết đơn; ….. liên kết đôi; ..... liên kết δ; ..... liên kết π. Các số thích hợp điền vào các chỗ trống trên lần lượt là:

A. 4, 1, 5, 1

B. 2, 1, 3, 1

C. 2, 1, 3, 2

D. 4, 0, 5, 0

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Công thức cấu tạo của H2SO3

chuyên đề hóa học 10

Bài 20: Chọn phát biểu sai:

A. Liên kết cộng hóa trị luôn được tạo thành giữa hai nguyên tử phi kim

B. Sự xen phủ bên tạo nên liên kết π

C. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ

D. Lai hóa sp2 tạo bởi 1 obitan s và 2 obitan p

Chọn đáp án: A.

Giải thích: phân tử AlCl3 có liên kết cộng hóa trị

Bài 21: Hợp chất M tạo bởi hai nguyên tố X và Y trong đó X, Y có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là +nO, +mO và có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiđro là –nH, –mH và thoả mãn điều kiện:chuyên đề hóa học 10

Biết X có số oxi hoá cao nhất trong M, công thức phân tử của M là công thức nào sau đây?

A. XY2. B. X2Y. C. XY. D. X2Y3.

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

+ Nguyên tố thuộc nhóm I, II, III không có số oxi hóa âm.

+ nO + | nH | = 8

Đề cho | nO | = | nH | ⇒ X thuộc nhóm IV

Đề cho | mO | = 3| mH | ⇒ mO = 3| 8 - mO | ⇒ mO = 6 ⇒ Y thuộc nhóm VI

Y thuộc nhóm VI có: O(16), S(32), Se (79)

⇒ X tương ứng là: C(12), Si(14)

Biết X có số oxi hóa cao nhất trong M

⇒ X có số oxi hóa = nO = +4

⇒ M có dạng: XY2

Bài 22: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:

A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.

B. Đều có sự cho và nhận các electron hóa trị.

C. Đều có sự góp chung các electron hóa trị.

D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.

Chọn đáp án: A.

Bài 23: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p5. Nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p3. Nhận định nào sau đây là đúng.

A. X có 15 proton trong hạt nhân.

B. Y có xu hướng nhường đi 3 eletron

C. X,Y tạo với nhau hợp chất có liên kết cộng hóa trị

D. X có xu hướng nhận thêm 3 eletron.

Chọn đáp án: C.

Giải thích:

Cấu hình electron đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p5 Số p= 17 (có xu hướng nhận 1 e)

Cấu hình electron đầy đủ của Y: 1s22s22p63s23p3 số p = 15 (có xu hướng nhận 3e)

PCl3, PCl5 chứa liên kết cộng hóa trị.

Bài 24: Cho tinh thể các chất sau: iot (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể :

A. (1), (2), (5).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (5).

D. (3), 4).

Chọn đáp án: C

Giải thích: Tinh thể iot và tinh thể nước đá, tinh thể muối ăn là tinh thể phân tử.

Bài 25: Photpho có thể tạo với Clo 2 hợp chất đó là PCl3 và PCl5 trong khi nitơ chỉ tạo với Clo hợp chất NCl3 đó là do

A. Nguyên tử nitơ có bán kính nguyên lử nhỏ hon photpho.

B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho.

C. Nguyên tử nitơ không có trạng thái kích thích trong khi photpho thì có.

D. Nguyên tử nitơ có điện lích hạt nhân bé hơn pholpho.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Photpho có cấu hình 1s22s22p63s23p3, còn phân lớp 3d trống nên có thể kích thích e lên phân lớp 3d.

Bài 26: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Tinh thể canxi có cấu trúc lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lý thuyết là:

A. 0,196 nm. B. 0,185 nm. C. 0,168 nm. D. 0,155 nm.

Chọn đáp án: A.

Giải thích:

Trong tinh thể lập phương tâm diện, độ đặc khít là 74%.

chuyên đề hóa học 10

⇒ R = 1,96.10-8 (cm) = 0,196nm.

Bài 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.

B. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.

C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.

D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Chọn đáp án: D.

Bài 28: Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo đúng của hợp chất C3H6?

chuyên đề hóa học 10

Chọn đáp án: B

Bài 29: Liên kết trong các phân tử:

A. NaF , Cl2, PCl3 là liên kết ion

B. Cl2, NH3, CaO là liên kết cộng hóa trị.

C. NaF, CaO là liên kết ion.

D. Tất cả đều sai.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Đáp án A Cl2 là liên kết cộng hóa trị, đáp án B CaO là liên kết ion.

Bài 30: Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị có cực.

C. liên kết cộng hóa trị không cực.

D. liên kết đôi.

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Các nguyên tố F, Cl, Br, I, O đều có độ âm điện lớn hơn nhiều so với H, nên liên kết tạo thành là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Bài 31: Công thức cấu tạo nào viết sai (1H; 6C; 7N; 8O; 17Cl, 16S):

A. H-Cl B. O=C=O C. H-Cl-O D. N≡N.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Công thức đúng H-O-Cl

Bài 32: Tìm câu sai:

A. kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

B. trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định.

C. liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu

D. tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Tinh thể nguyên tử có liên kết cộng hóa trị bền vững

Bài 33: Cation R+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa nguyên tử nguyên tố R với oxi thuộc loại liên kết gì?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hóa trị có cực.

D. Liên kết cho–nhận.

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Cấu hình của R: 1s22s22p63s1

R là kim loại, liên kết với oxi là liên kết ion.

Bài 34: Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:

A. ion, cộng hóa trị không cực,cộng hóa trị không cực.

B. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không cực.

C. ion, Cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị có cực.

D. ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực.

Chọn đáp án: D

Bài 35: Cho các chất : HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82; Na: 0,93; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0) :

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Chọn đáp án: D

Giải thích: NaCl, Al2O3, K2S, MgCl2

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 3: Liên kết hóa học phần 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm