Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A/ Phương pháp & ví dụ

1/ Lý thuyết và Phương pháp giải

Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm.

- Trong chu kì: Theo chiều tăng của diện tích hạt nhân (tức Z tăng): tính kim loại giảm, phi kim tăng, tính bazơ giảm, axit tăng.

- Trong nhóm A: Theo chiều Z tăng: Tính kim loại tăng, phi kim giảm, tinh bazơ tăng, tính axit giảm.

2/ Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K.

B. Al, Na, K, Ca.

C. Mg, K, Rb, Cs.

D. Mg, Na, Rb, Sr.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).

Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).

Do đó dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs

⇒ Chọn C

Ví dụ 2. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2

D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Zx= 4 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2

Zy = 12 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là ….3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3

Zz = 20 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là ….4s2⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4

A sai vì nguyên tố nhóm IA mới là KL mạnh nhất trong 1 CK

B đúng X thuộc CK 2, Y thuộc CK 3, Z thuộc CK 4.

C đúng Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạ nhân.

D đúng Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

⇒ Chọn A

Ví dụ 3. Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Số các phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

⇒ Chọn C (I, III, IV).

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Ví dụ 4. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là:

A. X’ < Y’ < Z’

C. Z’ < Y’< X’

B. Y’ < X’ < Z’

D. Z’ < X’ < Y’.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

ZX = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1

ZY = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2

ZZ = 19 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1

Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’ < Z’

Trong cùng 1 CK tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’> Y’

⇒ Chọn B

Ví dụ 5. Độ âm điện của dãy nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (13), P (Z = 15), Cl (Z = 17), biến đổi theo chiều nào sau đây ?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Vừa giảm vừa tăng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Na : 1s22s22p63s1

Mg : 1s22s22p63s2

Al : 1s22s22p63s23p1

P : 1s22s22p63s23p3

Cl : 1s22s22p63s23p5

=> Các nguyên tố hóa học này thuộc cùng 1 chu kì 3.

Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần.

=> Dãy Na, Mg, Al, P, Cl gồm các chất có độ âm điện tăng dần.

Ví dụ 6. Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố lần lượt là

X: 1s22s22p63s1,

Y: 1s22s22p63s23p64s1  

Z: 1s22s1.

Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?

A. Z < X < Y.

B. Y < Z < X.

C. Z < Y < X.

D. X = Y =  Z.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

X, Y, Z là 3 nguyên tố hóa học thuộc cùng 1 nhóm.

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần

=> Tính kim loại Z < X < Y

Đáp án A

B/ Bài tập vận dụng liên quan

1. Câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1. Tính kim loại tăng dần trong dãy:

A. Ca, K, Al, Mg

B. Al, Mg, Ca, K

C. K, Mg, Al, Ca

D. Al, Mg, K, Ca

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Tính phi kim giảm dần trong dãy:

A. C, O, Si, N

B. Si, C, O, N

C. O, N, C, Si

D. C, Si, N, O

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Tính bazơ tăng dần trong dãy :

A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2

B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3

C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2

Xem đáp án
Đáp án. D

Câu 4. Tính axit tăng dần trong dãy :

A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4

B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4

C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4

D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Bán kính nguyên tử các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 6. Độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. Na < Mg < Al < Si

B. Si < Al < Mg < Na

C. Si < Mg < Al < Na

D. Al < Na < Si < Mg

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 7. Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là :

A. C, Mg, Si, Na

B. Si, C, Na, Mg

C. Si, C, Mg, Na

D. C, Si, Mg, Na

Xem đáp án
Đáp án D

Trong cùng 1 nhóm năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó năng lượng ion hóa: Si < C

Trong cùng 1 chu kỳ năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó năng lượng ion hóa: Na < Mg < Si

Do đó thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là: C, Si, Mg, Na

2. Câu hỏi bài tập tự luận

Câu 1. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm

a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.

b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Mg(OH)2 có tính bazơ yếu hơn Ca(OH)2 vì Mg và Ca đều thuộc nhóm IIA, theochiều từ trên xuống, trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim loại giảm dần. Đồng thời tính axit của hiđroxit giảm dần, tính bazơ tăng dần.

b) Mg(OH)2 có tính bazơ yếu hơn NaOH vì Mg và Na đều thuộc cùng một chu kì theo chiều từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. Đồng thời axit của hiđroxit tăng dần, tính bazơ giảm dần.

Câu 2. Hãy so sánh tính chất axit của các chất trong mỗi cặp sau và giải thích: Axit cacbonic và axit silicic; axit photphoric và axit sunfuric; axit silisic và axit sunfuric.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

- Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần, tính axit giảm dần. Nên H2CO3 có tính axit mạnh hơn H2SiO3.

- Trong một chu kì tính bazơ giảm dần và tính axit của các oxit và hiđroxit tăng khi đi từ đầu chu kì cho đến cuối chu kì. Nên tính axit của H2SO4 mạnh hơn H3PO4

- Tính axit của H2SiO3 yếu hơn H3PO4 (trong 1 chu kì) và H3PO4 yếu hơn H2SO4 do vậy tính axit của H2SiO3 yếu hơn H2SO4

Câu 3. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9, 16,17:

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần,

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

+) X (Z = 9) ls22s22p5: Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Là F (Flo).

+) Y (Z = 16) ls22s22p63s23p4: Thuộc chu kì 3, nhóm VIA .Là S (luu huỳnh).

+) Z (Z = 17) ls22s22p63s23p5: Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA Là Cl (Clo).

So sánh X và Z (vì thuộc cùng chu kì) thì: Tính phi kim X > Z

So sánh Y và Z (vì thuộc cùng nhóm A) thì: Tính phi kim Z > Y.

Vậy tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

..........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học.. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 10.005
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm