Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm chương 5

Bài 1: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O. D. KCl, KClO3.

3Cl2+ 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Đáp án B.

Bài 2: Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh?

A. HNO3. B. HF. C. HCl. D. NaOH.

Đáp án B.

Do HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Bài 3: Khí G được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí G là

A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.

Đáp án C.

Bài 4: Cho 23,5 g hỗn hợp 2 kim loại đứng trước H tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 12,32 lít H2 (đktc) và dd Y. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là:

A. 55,62 g B. 52,65 g C. 56,25 g D. 62,55 g

Đáp án D

nHCl = 2nH2 = 2. 12,32/22,4 = 2.0,55 = 1,1

mmuối = mKL + mgốc axit = 23,5 + 1,1.35,5 = 62,55 (g)

Bài 5: Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 2s22p6. Nguyên tố X là

A. Ne (Z = 10). B. Cl (Z = 17). C. F (Z = 9). D. Na (Z= 11).

Đáp án C.

Cấu hình của X: 1s22s22p5

Bài 6: Trong phản ứng : Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO, Clo đóng vai trò

A. Chất tan. B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chất oxi hóa.

Đáp án C.

Bài 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của flo?

A. Điều chế dẫn xuất flo của hiđrocacbon để sản xuất chất dẻo.

B. Tẩy trắng vải sợi, giấy.

C. Làm chất oxi hóa nhiên liệu tên lửa.

D. Làm giàu 235U trong công nghiệp hạt nhân.

Đáp án B.

Bài 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.

C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

Đáp án B.

Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.

Đáp án B

nFe = 0,15 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,15 → 0,15 (mol)

mmuối = 0,15. (56 + 35,5.2) = 19,05 (g)

Bài 10: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít.

Đáp án D

nNaOH = 0,2.1,5 = 0,3 (mol)

NaOH + HCl → NaCl + H2O

0,3 → 0,3 (mol)

Bài 11: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.

B. Cl2 là chất oxi hoá. H2O là chất khử.

C. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hoá. H2S là chất khử.

Đáp án D.

Bài 12: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng:

A. NaF B. NaBr C. NaI D. NaCl

Đáp án A.

Do AgF là chất tan.

Bài 13: Để nhận biết dung dịch chứa muối clorua, người ta dùng:

A. NaNO3 B. NaCl C. AgCl D. AgNO3

Đáp án D.

AgCl: kết tủa trắng, AgBr: kết tủa vàng nhạt, AgI: Kết tủa vàng đậm.

Bài 14: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nhóm halogen là:

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Đáp án A.

Bài 15: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.

Đáp án A

nKOH = 0,1.1 = 0,1 (mol)

KOH + HCl → KCl + H2O

0,1 → 0,1 (mol)

CM = n/V = 0,1/0,1 = 1M

Bài 16: Chất chỉ có tính oxi hóa là:

A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. Cả 3 chất A, B, C.

Đáp án A.

Bài 17: Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HF B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch HBr D. Dung dịch HI

Đáp án D.

AgNO3 + HI → AgI↓ + HNO3

Kết tủa vàng đậm

Bài 18: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng xảy ra khi đưa dây sắt nóng đỏ vào bình chứa khí clo?

A. Fe + Cl2 → FeCl2 C. Fe + Cl2 → FeCl2 + FeCl3

B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 D. Tất cả đều sai.

Đáp án B.

Bài 19: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,4. B. 28,4. C. 36,2. D. 22,0

Đáp án C

nHCl = nH2 = 2. 8,96/22,4 = 2. 0,4 = 0,8 mol

mmuối = mKL + mgốc axit = 7,8 + 0,8.35,5 = 36,2 (g)

Bài 20: Cho 10,6 gam Na2CO3 vào dung dịch HCl (loãng, dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36 B. 2,80 C. 2,24 D. 1,12

Đáp án C

chuyên đề hóa học 10

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl +H2O + CO2

0,1 → 0,1 (mol)

V = 0,1.22,4 = 2,24 (l)

Bài 21: Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72. B. 10,08. C. 8,96. D. 11,2.

Đáp án C

nAl = 0,2, nFe = 0,1 (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,2 → 0,3 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 0,1 (mol)

V = (0,3+0,1).22,4 = 8,96 (l)

Bài 22: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đktc?

A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 6,72.

Đáp án B.

mMnO2 = 52,2/ (55+32) = 0,6 mol

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

0,6 0,6 (mol)

VCl2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 l

Bài 23: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.

Đáp án C

nHCl = 0,1.0,02 = 0,002 (mol)

NaOH + HCl → NaCl + H2O

0,002 ← 0,002 (mol)

CM = n/V = 0,002/0,01 = 0,2M

Bài 24: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Clo có bán kính nguyên tử lớn hơn flo.

B. Brom có độ âm điện lớn hơn iot.

C. Trong dãy HX (X là halogen), tính axit giảm dần từ HF đến HI.

D. Trong dãy HX (X là halogen), tính khử tăng dần từ HF đến HI.

Đáp án C.

Tính axit tăng dần từ HF đến HI.

Bài 25: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khí Cl2 phản ứng với dung dịch KOH loãng, nguội tạo ra KClO3.

B. Khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaBr dư tạo ra Br2 và NaCl.

C. Khí F2 tác dụng với H2O đun nóng, tạo ra O2 và HF.

D. Khí HI bị nhiệt phân một phần tạo ra H2 và I2.

Đáp án A.

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Bài 26: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?

A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl.

C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.

Đáp án C.

Fe + Cl2 → FeCl3

Bài 27: Sục clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr thì hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng, sau đó lại mất màu.

B. Dung dịch có màu nâu.

C. Không có hiện tượng gì.

D. Dung dịch có màu vàng.

Đáp án B

Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

Bài 28: Trong phản ứng: Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O, clo đóng vai trò

A. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa C. Chất khử

B. Chất oxi hóa D. Môi trường

Đáp án A.

Bài 29: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?

A. 2NaCl đpnc→ 2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O đpdd→ H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HClđặc to→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

Đáp án C.

Bài 30: Cho 16,25 gam một kim loại M hoá trị II tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 2M. Nguyên tử khối của kim loại M là:

A. 64 B. 65 C. 27 D. 24

Đáp án B

Gọi kim loại là R, nHCl = 0,25.2 = 0,5 (mol)

R + 2HCl → RCl2 + H2

0,25 ← 0,5 (mol)

⇒ MR = 16,25/0,25 = 65 (Zn)

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Trắc nghiệm chương 5: Nhóm Halogen phần 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm