Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 9

I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

a. Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

II. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý

a. Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.

+ Trong cùng nhóm A: bán kính tăng.

b. Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

+ Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (tính bằng Kj/mol)

III. Sự biến đổi độ âm điện

Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

+ Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

IV. Sự biến đổi hóa trị

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi

Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)

R2On: n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

NhómIAIIAIIIAIVAVAVIAVIIA
OxitR2OROR2O3RO2R2O5RO3R2O7
HiđruaRH4RH3RH2RH

V. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng

a. Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo giảm, tính axit tăng.

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo tăng, tính axit giảm.

Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 9

Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là :

A. Tính kim loại.

B. Tính phi kim.

C. Điện tích hạt nhân.

D. Độ âm điện.

Câu 2: Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là:

A. Al, Mg, Ca, Rb, K

B. Mg, Ca, Al, K, Rb

C. Al, Mg, Ca, K, Rb

D. Ca, Mg, Al, Rb, K

Câu 3: Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Số (e) lớp ngoài cùng

B. Độ âm điện

C. Năng lượng ion hóa

D. Số khối

Câu 4: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 5: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F

B. Na, Li, F, C, O

C. Na, Li, C, O, F

D. Li, Na, F, C, O

Câu 6: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 7: Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tăng dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 8: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH

Câu 9: Các chất nào trong dãy sau đây được xếp theo thứ tự tính axit tăng dần?

A. HClO3< HClO2< HClO< HClO4

B. HClO< HClO2< HClO3< HClO4

C. HClO< HClO3< HClO2< HClO4

D. HClO4< HClO3< HClO2< HClO

Câu 10: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

A. K

B. Li

C. Cs

D. Na

Câu 11: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng:

Nguyên tố

Số hiệu nguyên tử

X

7

Y

13

Z

15

Thứ tự tăng dần tính phi kim của X, Y, Z là

A. X < Y < Z

B. Z < Y < X

C. Y < X < Z

D. Y < Z < X

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

1. F là phi kim mạnh nhất.

2. Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.

3. He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

4. Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13: Các ion Na+, Mg2+, O2−, F đều có cùng cấu hình electron. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là

A. Na+> Mg2+ > F > O2−

B. Mg2+> Na+> F > O2−

C. F > Na+> Mg2+ > O2−

D. O2−>F > Na+ > Mg2+

Câu 14: So sánh nguyên tử kali với nguyên tử canxi nhận thấy nguyên tử kali có:

A. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa (I1) cao hơn

B. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa (I1) thấp hơn

C. Bán kính nguyên tử bé hơn và năng lượng ion hóa (I1) cao hơn

D. Bán kính nguyên tử bé hơn và năng lượng ion hóa (I1) thấp hơn

Câu 15: Cho điện tích hạt nhân O(Z = 8), Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Al(Z = 13) và các hạt vi mô: O2−, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?

A. Al3+ < Mg2+ < O2− < Al < Mg < Na.

B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2−.

C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+ < O2−.

D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2−.

Câu 16: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố?

A. Số hạt notron

B. Số khối nguyên tử

C. Hạt nhân nguyên tử

D. Cấu hình electron nguyên tử

Câu 17: Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 18: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Biết Y có nhiều hơn X là 5 electron p, số electron s của X và Y bằng nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có thể là kim loại kiềm.

B. Giữa vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn luôn có 4 nguyên tố.

C. Y có thể thuộc nhóm VA.

D. X không thể là nguyên tố p.

Câu 19: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron A là

A.1s22s22p63s2

B.1s22s22p63s23p64s2

C.1s22s22p3

D.1s22s22p63s23p63d54s

Câu 20: X và Y ở cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có thể kết hợp để tạo ion dạng , tổng số electron trong ion này là 32. Kết luận nào sau đây là sai?

A. X có độ âm điện nhỏ hơn Y.

B. X và Y đều là những nguyên tố phi kim.

C. Hợp chất của X với hidro có công thức hóa học XH4.

D. Y là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

Câu 21: Ba nguyên tố A (Z= 11), B (Z= 12), C (Z= 13) có hidroxit tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính bazo của các hidroxit này là:

A. T, X, Y

B. X, T, Y

C. X, Y, T

D. T, Y, X

Câu 22: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phát biểu đúng?

Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhận thì:

A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng

B. Số electron lớp ngoài cùng giảm dần

C. Độ âm điện giảm

D. Tính bazo của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit cũng tăng dần

Câu 23: Cho các axit sau: HCl, HBr, HI, HF. Axit yếu nhất là

A. HCl

B. HBr

C. HF

D. HI

Câu 24: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó

A. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

B. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

C. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

D. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Câu 25: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

A. F, O, Li, Na.

B. F, Na, O, Li.

C. F, Li, O, Na.

D. Li, Na, O, F.

C. Đáp án án hướng dẫn giải chi tiết 

1D2C3D4B5C
6D7A8B9B10B
11C12C13D14B15A
16D17B18B19D20D
21D22C23C24D25A

Câu 19. 

A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).

Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB = 32.

Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.

Cấu hình electron:

A: 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).

và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).

Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.

Cấu hình electron:

A: 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).

và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).

Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn

Câu 21. 

Na(Z=11): 1s22s22p63s1--> thuộc chu kì 3, nhóm IA

Mg(Z=12): 1s22s22p63s2 --> thuộc chu kì 3, nhóm IIA

Al( Z=13): 1s22s22p63s3 --> thuộc chu kì 4, nhóm IIA

suy ra Na, Mg, Al thuộc cùng một chu kì.

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì tính bazo giảm dần

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3

Câu 25.

Nhận thấy 3Li, 8O, 9F là các nguyên tố thuộc cùng chu kì 2. Theo định luật tuần hoàn, trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần. Do đó bán kính nguyên tử: 3Li > 8O > 9F

3Li và 11Na thuộc cùng nhóm IA. Theo định luật tuần hoàn trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần nên bán kính nguyên tử 3Li < 11Na

Vậy bán kính nguyên tử: 11Na > 8Li > 8O > 9F hay theo thứ tự tăng dần là F< O < Li < Na

------------------------------------

Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố gồm sự biến đổi tính kim loại, phi kim, sự biến đổi một số đại lượng vật lý, âm điện....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm