Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học được VnDoc biên soạn đưa ra tài liệu hữu ích đến bài học cân bằng hóa hoc, yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến cân bằng phản ứng hóa học. Mời các bạn tham khảo.

I. Cân bằng hóa học

Cân bằng hóa học là trạng thái mà cả chất phản ứng và sản phẩm đều có nồng độ không có xu hướng thay đổi theo thời gian, do đó không có sự thay đổi có thể quan sát được về tính chất của hệ thống.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự dịch chuyển cân bằng

  • Phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo thành sản phẩm.  Kí hiệu ΔH > 0

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng mất bớt năng lượng. Kí hiệu ΔH < 0

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (giảm tác động tăng nhiệt)

Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt (giảm tác động giảm nhiệt)

Thí dụ: N2O4 ↔ 2NO2 ΔH = + 58kJ

Phản ứng thuận thu nhiệt vì ΔH= + 58kJ > 0

Phản ứng thuận tỏa nhiệt vì ΔH= + 58kJ < 0

2. Ảnh hưởng của nồng độ đến sự dịch chuyển cân bằng

Xét phản ứng: aA + bB ⇔ cC + dD

Có KC = const ở T = const

Nếu tăng [A], [B] cân bằng dịch chuyển theo chiều tăng [C], [D] (để giữ KC = const) ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận làm giảm [A], [B].

Nếu giảm [A], [B] cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm [C], [D] (để giữ KC = const) ⇒cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch làm tăng [A], [B].

Tương tự khi tăng nồng độ sản phẩm cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ sản phẩm (chiều nghịch) và làm tăng nồng độ chất tham gia để giữ cho KC=const, hoặc ngược lại.

  • Vậy khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi nồng độ của một trong các chất thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.

Ví dụ: C(r) + CO2(k) ⇔ 2CO(k) ở T = const, để giữ cho KC = const

Nếu ta tăng nồng độ chất tham gia CO2, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm nồng độ CO2 và tạo ta thêm CO2.

Nếu ta giảm nồng độ chất tham gia CO2, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm tăng nồng độ CO2 và làm giảm bớt CO.

Nếu tăng nồng độ CO, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch làm giảm nồng độ CO và làm tăng thêm nồng độ CO2 và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của áp suất 

Thí dụ: N2O4 (khí, không màu) ⇔ 2NO2 (khí, nâu đỏ)

Khí P tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, hay chiều nghịch.

Khi P giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất, hay chiều thuận.

Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.

4. Vai trò của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Thí dụ:

2KClO3\overset{xt, MnO_{2} }{\rightarrow}\(\overset{xt, MnO_{2} }{\rightarrow}\)2KCl + 3O2

III. Câu hỏi vận dụng cân bằng hóa học 

Câu 1. Cho 6 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?

A. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần.

B. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M.

C. tăng nhiệt độ lên đến 50OC.

D. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.

Câu 2. Nội dung nào thế hiện trong các câu sau là sai?

A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

B. Nước giải khát được nén CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.

C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được lâu hơn

D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.

Câu 3. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì nguyên nhân nào sau đây?

A. chất xúc tác làm tăng nồng độ các chất phản ứng.

B. chất xúc tác làm tăng nhiệt độ phản ứng.

C. chất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.

D. chất xúc tác làm giảm nhiệt độ phản ứng.

Câu 4.  Chất xúc tác sau khi tham gia phản ứng có bị thay đổi về phương diện hóa học, về lượng và chất hay không?

A. không bị thay đổi về phương diện hoá học.

B. không bị thay đổi về phương diện hoá học, bị thay đổi về lượng.

C. không bị thay đổi về phương diện hoá học và lượng.

D. bị thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất.

Câu 5. Cho một số hoạt động diễn ra trong sinh hoạt và đời sống:

(a) Bảo quản hoa quả trong tủ lạnh.

(b) Dùng kem dưỡng đa chống lão hoá.

(c) Quét sơn chống gỉ lên bề mặt kim loại.

(d) Tẩy trắng áo bằng nước Javel.

Số hoạt động nhằm mục đích làm chậm tốc độ của quá trình oxi hoá là bao nhiêu?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 6. Cho một số hoạt động diễn ra trong sinh hoạt và đời sống:

(a) Ngâm quần áo với xà phòng.

(b) Giặt quần áo bằng nước ấm.

(c) Nấu thức ăn trong nồi áp suất.

(d) Dấm hoa quả xanh bằng đất đèn.

Số hoạt động nhằm mục đích làm tăng tốc độ của quá trình mong muốn là bao nhiêu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng có xảy ra nữa không?

A. chỉ xảy ra theo chiều nghịch.

B. vẫn tiếp tục xảy ra.

C. không xảy ra nữa.

D. chỉ xảy ra theo chiều thuận.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi một hệ hoá học đang ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.

B. Phản ứng nghịch đã dừng.

C. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.

D. Nồng độ của các chất trong hệ không thay đổi.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai khi xét phản ứng thuận nghịch tại thời điểm cân bằng hoá học?

A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

B. phản ứng không xảy ra nữa.

C. số mol các chất tham gia phản ứng không đổi.

D. số mol các sản phẩm không đổi.

Câu 10. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.

B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch

C. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng.

C. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.

D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế phương trình phản ứng bằng nhau.

Câu 12. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học?

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Câu 13. Cho phản ứng sau: I2 + Hồ tinh bột ⇔  Dung dịch màu xanh

Biết khi tăng nhiệt độ của hệ thì màu xanh biến mất, khi giảm nhiệt độ thì màu xanh lại xuất hiện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt

B. Phản ứng thuận thu nhiệt, phản ứng nghịch tỏa nhiệt

C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều thu nhiệt

D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều tỏa nhiệt

Câu 14. Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔2NH3 (k) ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ứng thì phản ứng bị ảnh hưởng như thế nào?

A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

B. cân bằng không bị chuyển dịch.

C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

D. phản ứng dừng lạ

................................

VnDoc đã gửi tới bạn đọc Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, Hy vọng các bạn nắm được chắc nội dung từ đó vận dụng vào giải các dạng bài tập tương tự. Các bạn cần nắm chắc tính chất hóa học riêng của nó, từ đó quan sát để nhận biết.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm