Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật

Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật

Trả lời:

ôn tập sinh 10

I. Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20'); trực khuẩn lao là 12h (ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...

Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

* Công thức tính số lượng tế bào

ôn tập sinh 10

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:

Nt = N0 x 2n

Với:

Nt: số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0: số tế bào ban đầu

n: số lần phân chia

II. Sinh trưởng của quần thể sinh vật

ôn tập sinh 10

1. Nuôi cấy không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.

- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạch ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng

* Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:

+ Chất dinh dưỡng cạn dần

+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật

2. Nuôi cấy liên tục

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamin, etanol…

III. Sinh sản của vi sinh vật

Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.

+ Phân đôi: Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo hai tế bào vi khuẩn.

+ Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.

+ Bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.

+ Phân đôi: Nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).

+ Nảy chồi: Nấm men rượu (Saccharomyces Cerevisiea).

+ Sinh sản bằng bào tử

- vô tính bằng bào tử kín hay bằng bào tử trần

- hữu tính bằng cách tiếp hợp như nấm sợi

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 301
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Điện hạ
    Điện hạ

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 25/01/23
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 25/01/23
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 25/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm