Chức năng của Axit nucleic
Chúng tôi xin giới thiệu bài Chức năng của Axit nucleic được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Chức năng của Axit nucleic
I. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)
Cấu trúc
Cấu tạo hóa học của ADN
ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần :
- 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .
- 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4)
- 1 gốc Axit photphoric (H3PO4)
Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito.
Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho dieste) để tạo nên chuỗi polinucleotit.
Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4) của nucleotit khác .
Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song ngược chiều nhau( chiều 3'→5' và chiều 5'→3') . Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
- A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H
- G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H
Từ hệ quả của nguyên tắc bổ sung thì ta có thể suy ra được số lượng nucleotit và thành phần của nucleotit ở mạch còn lại.
Khoảng cách giữa hai cặp bazo là 3,4A0
Một chu kì vòng xoắn có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)
Đường kính của vòng xoắn là 20 A0
Chức năng
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
II. Axit ribônuclêic (ARN)
Cấu trúc
Cấu tạo hóa học của ARN
Tương tự như phân tử AND thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.
Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :
- 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T
- 1 gốc đường ribolozo (C5H12O5 ), ở ADN có gốc đường đêoxiribôz (C5H10O4)
- 1 gốc axit photphoric (H3PO4).
ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.
Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc (H3PO4H3PO4) của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành chuỗi poliribonucleotit.
Phân loại ARN
- Dựa vào chức năng, ARN được phân chia thành 3 loại :
ARN thông tin (mARN) được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit có dạng mạch thẳng và có chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt để ribôxôm có thể nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên mARN và tiến hành dịch mã.
ARN vận chuyển (tARN) có cấu trúc 3 thuỳ giúp liên kết với mARN và với ri bô xôm để thực hiện dịch mã.
ARN ribôxôm (rARN) có cấu tạo một mạch nhưng tại nhiều điểm, các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
Chức năng
- mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như khuôn để tổng hợp prôtêin.
- rARN là thành phần chính cấu tạo nên ribôxôm – bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
- tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm trong quá trình dịch mã.
III. So sánh giữa ADN với ARN
Giống nhau
- Có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ nhiều đơn phân
- 1 đơn phân có 3 thành phần
+ H3PO4
+ Đường 5C
+ Bazơ nitríc
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị tạo thành mạch
Khác nhau:
ADN | ARN |
- Đường Đêôxiribôza (C5H10O4) | - Đường ribôza (C5H10O5) |
- Có 4 loại Nu: A, T, G, X | - Có 4 loại Nu: A, U, G, X |
- Gồm 2 mạch poliNu | - Gồm 1 mạch poliNu |
- Dài, nhiều đơn phân | - Ngắn, ít đơn phân |
- Thời gian tồn tại lâu | - Thời gian tồn tại ngắn |
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chức năng của Axit nucleic. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.