Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp?

Nêu đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp?

  1. Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai.
  2. Năng suất của đàn nhân giống luôn cao hơn đàn hạt nhân.
  3. Được phép đưa con giống từ đàn nhân giống sang đàn hạt nhân.
  4. Không được phép đưa con giống từ đàn nhân giống sang đàn thương phẩm

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai.

- Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp: Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai

1. Nhân giống là gì?

- Nhân giống (Breeding) là quá trình là sinh sản hữu tính tạo ra thế hệ kế tiếp (con cái) thường chỉ về động vật hoặc thực vật. Nó chỉ có thể xảy ra giữa một động vật hoặc thực vật giống đực và giống cái (con giống).

2. Các thuật ngữ liên quan đến nhân giống

- Nhân giống vật nuôi (là phương pháp nhân nuôi các loài động vật đã được con người thuần hóa để tạo ra các thế hệ, các lứa của giống vật nuôi)

- Nhân giống cây trồng (là phương pháp nông nghiệp và làm vườn để gieo tạo ra các giống cây trồng, cây cảnh)

3. Nhân giống chọn lọc

Nhân giống chọn lọc (hay chọn lọc nhân tạo) là việc phát hiện, giữ lại và nhân giống những cá thể mang đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng suất giống vật nuôi, cây trồng. Ba khâu rất quan trọng trong công tác giống vật nuôi là chọn lọc-chọn phối-nhân giống. Chọn lọc là khâu đầu tiên và có vai trò quyết định của công tác giống. Muốn có những cá thể để ghép đôi rồi từ đó nhân lên thì trước hết phải chọn lọc từ các cá thể tốt từ quần thể. Trên cơ sở chọn lọc tốt kết hợp với nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì con vật sẽ phát huy được giá trị của phẩm giống. Đây là quá trình mà con người chọn các loài động vật khác và thực vật theo một vài tính trạng đặc biệt mà con người muốn. Quá trình này nhằm đào thải những biến dị bất lợi cho con người và tích lũy những biến dị có lợi.

Ví dụ: một nông dân nuôi gà rừng sẽ chọn ra những con gà đẻ nhiều trứng nhất để gây giống, lứa con của những con gà này sẽ đẻ ra lượng trứng nhiều hơn mức trung bình so với những con gà khác, rồi người đó lại chọn những con đẻ nhiều trứng nhất trong lứa này để phối giống, tạo ra lứa cháu. Trải qua hàng chục thế hệ chọn lọc như vậy sẽ tạo ra giống gà siêu trứng, có thể đẻ ra lượng trứng nhiều gấp mấy lần so với gà rừng.

Nhân giống trong tự nhiên là việc các loài động vật, thực vật sinh sản trong tự nhiên theo quy luật

Nhân giống nuôi nhốt là một hình thức của nhân giống vật nuôi và thuật ngữ này được mở rộng cho cả khái niệm nhân giống các loài động vật hoang dã trong môi trường nuôi nhốt với mục đích bảo tồn động vật hoang dã.

4. Nhân giống thuần chủng

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Ví dụ:

Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái → Lợn Móng cái

Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái → Bò Hà Lan

* Mục đích

- Tăng số lượng

- Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng có nguy cơ bị tuyệt chủng

Ví dụ: Lợn Ỉ là đối tượng nuôi cần được bảo tồn

- Có thể cải tiến được năng suất của vật nuôi

- Cần tránh giao phối cận huyết

5. Nhân giống tạp giao

* Khái niệm:

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

* Mục đích:

- Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thủy sản

- Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới

6. Nhân giống vô tính

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân. Thế hệ con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt là sự tự thụ phấn (automixis). Một định nghĩa chính xác hơn là agamogenesis, là dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của giao tử. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chính của các sinh vật đơn bào chẳng hạn như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, và sinh vật nguyên sinh. Nhiều loại thực vật và nấm cũng thuộc dạng sinh sản vô tính.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 17/01/23
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 17/01/23
      • Bảnh
        Bảnh

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 17/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm